(HBĐT) - Hưng Thi là 1 trong 6 xã vùng khó khăn của huyện Lạc Thủy, 90% là dân tộc Mường, đời sống còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu phục thuộc vào trồng rừng và chăn nuôi. Nhận thấy lợi ích kinh tế từ cây sả mang lại, thị trường tiêu thụ ổn định. Cấp ủy, chính quyền xã Hưng Thi đã tuyên truyền, vận động nhân dân đưa cây sả lai lùn vào trồng trên diện tích đất màu bãi, ven sông và gò đồi. Đời sống của người nông dân ngày một khấm khá.
Cây sả mang lại nguồn thu từ 100 - 140 triệu đồng cho người dân thôn
Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy).
Trao đổi với anh Phạm Văn Toàn,
Trưởng thôn Trâm, chúng tôi được biết: Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã
Hưng Thi có trên 100 ha trồng sả lai lùn. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc,
hầu như không có sâu bệnh, năng suất cao, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch
chỉ 4,5 - 5 tháng. Sau đó 2 tháng lại cho thu 1 lứa. Chu
kỳ khai thác của cây sả 3 năm mới phải trồng lại. Trung bình mỗi năm 1 ha sả
cho thu từ 5 - 7 lứa, sau khi trừ chi phí người nông dân thu lãi từ 100 -140
triệu đồng/ha.
Đối với người dân thôn Trâm, thôn
9, thôn 8 và thôn Măng, hiện tại, nhà ít có vài sào đến 1 ha sả, nhà nhiều có
tới 5 - 7 ha. Toàn bộ sản phẩm sau thu hái được anh Phạm Văn Toàn, trưởng thôn
Trâm thu mua với giá dao động từ 6.000 - 6.500 đồng/kg, sau đó được xuất bán ra
các chợ đầu mối lớn ở Hà Nội và Vĩnh Phúc. Theo chia sẻ của anh Toàn, trung
bình mỗi ngày anh thu mua hơn 2 tấn sả củ. Đối với những tháng giáp Tết, có
ngày thu mua cả chục tấn mà vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Ngoài trồng
sả ở các bãi ven sông, thay thế các chân ruộng trồng màu trước đây, cây sả còn
được bà con tận dụng trồng ở ria đường, gò đồi, xem canh trong các vườn cây ăn
quả, vừa giúp hạn chế cỏ dại, vừa tăng thu nhập cho người dân.
Để thực hiện tốt đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng trên cùng một diện tích
canh tác, cán bộ, đảng viên và người dân xã Hưng Thi đã và đang mạnh dạn chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tìm các loại cây, con phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng và khả năng thâm canh để mở ra hướng thoát nghèo, giải quyết nhiều việc
làm và sả là cây trồng như vậy.
Hà
Chung (Đài Lạc Thủy)
(HBĐT) - Là xã có diện tích rừng lớn thứ 2 trong Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) có diện tích rừng 3.400 ha, tỷ lệ che phủ rừng tự nhiên lên đến gần 90%. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ rừng, xã Ngổ Luông đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép.
(HBĐT) - Mô hình trồng cam an toàn thực phẩm được T.ư Hội Nông dân hỗ trợ kể từ tháng 2/2017 tại phố Bằng và các xóm Bằng, Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong). Mục tiêu của mô hình là thông qua hỗ trợ vốn, định hướng sản xuất sẽ tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của bà con về nông nghiệp sạch.
(HBĐT) - Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, trâu, bò không còn được giá như trước. Giá con giống mua vào đã rẻ, giá xuất chuồng càng rớt thảm hại hơn. Nhiều hộ vì thua lỗ không còn dám đầu tư nuôi lại.
(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, tính đến hết tháng 7, tổng thu ngân sách Nhà nước toàn địa bàn ước thực hiện 1.684, 3 tỷ đồng, đạt 63% dự toán Chính phủ giao năm 2018, đạt 53% dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 49% dự toán phấn đấu Tổng cục Thuế giao, so với cùng kỳ năm 2017 đạt 107%.
(HBĐT) - Từ ngày 24 – 26/8, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phối hợp với Trạm Trồng trọt và BTVT huyện Kim Bôi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón với quy mô 2 lớp học, tổng số học viên tham gia gồm 58 chủ cửa hàng kinh doanh VTNN trên địa bàn.
(HBĐT) - Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, thoát nghèo bền vững” là một trong những phong trào thi đua luôn được Hội Nông dân thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) triển khai, thực hiện có hiệu quả.