(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh đầu tư tín dụng góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt chú trọng vào liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, ngày 7/9/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 116).


Khách hàng đến Agribank Chi nhánh Phương Lâm vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp

Nghị định 116 có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2018. Nghị định nàysửa đổi, bổ sung 13 điều khoản và bãi bỏ 01 điểm của Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cụ thể:

Đối tượng khách hàng vay vốnđược sửa đổi cho phù hợp với quy định tại Bộ Luật dân sự 2015. Theo đó, khách hàng vay vốn gồm cá nhân, pháp nhân; đối với hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn.

Nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo của một số đối tượng khách hàng lên gấp 2 lần mức cho vay tối đa cũđể phù hợp với nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp thực tế hiện nay của một số khách hàng cá nhân, hộ gia đình, cụ thể: Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng;

Bổ sung chính sách hướng tới nông nghiệp công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đó là:

Chính sách khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao: (i) Bổ sung cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bổ sung doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay tối đa 70% nhu cầu vốn thực hiện dự án,trước đóNghị định 55 chỉ quy định doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng chính sách này; (ii) Bổ sung quy định về việc TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng; qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về tài sản đảm bảo cho khách hàng, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn trên đất nông nghiệp (như nhà kính, nhà lưới, nhà màng…);

Bổ sung quy định về quản lý dòng tiền cho vay liên kếttrong sản xuất nông nghiệp, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng vàtạo cơ sở pháp lý khuyến khích TCTD đẩy mạnh cho vay.

Bổsung quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục xử lý khoanh nợ và thẩm quyền thực hiện khoanh nợđối với khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng; tạo cơ sở để các đơn vị liên quan thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.

Bổsung quy định về ân hạn, đối với các loại cây trồng lâu năm, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời gian ân hạn gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm.

Ngoài ra, Nghị định 116 cũng nêu rõ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới. Theo đó, trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này được tổ chức tín dụng đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 02 (hai) năm.

Riêng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này thời gian khoanh nợ tối đa là 03 (ba) năm. Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương.


                                                                       HTrung


Các tin khác


Dư nợ tín dụng đạt trên 126 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Sơn, đến hết tháng 8, doanh số cho vay đạt gần 23 tỷ đồng với 1.018 lượt khách hàng vay vốn, đưa tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt trên 126 tỷ đồng với 4.981 khách hàng còn dư nợ.

Dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở đạt trên 89 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến hết tháng 8, doanh số cho vay đạt 26,3 tỷ đồng, cho 1.052 lượt hộ nghèo khó khăn về nhà ở vay vốn đầu tư xây mới và sửa chữa nhà ở. Đến nay, tổng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở đạt trên 89 tỷ đồng với 3.577 hộ còn dư nợ.

Khởi công xây dựng Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1

Sáng 23-9, tại xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận), Dự án Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1 do Công ty CP đầu tư Quang điện Bình Thuận là chủ đầu tư được khởi công xây dựng.

Tăng cường việc tiếp cận thông tin về kinh doanh nông sản tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo tăng cường tiếp cận thông tin về kinh doanh nông sản tại huyện Lạc Sơn. Tham dự hội thảo có đại diện các cơ sở, hợp tác xã sản xuất kinh doanh tại các xã Hương Nhượng, Tân Lập, Miền Đồi, Quý Hòa, Phú Lương và Bình Chân.

Hiệu quả hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho nông dân

(HBĐT) - Ông Phùng Sinh Linh ở xóm Khuây, phường Thái Bình đã qua lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chiết ghép cây ăn quả có múi do Hội Nông dân phối hợp với Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TP Hòa Bình tổ chức. Từ đây, ông vận dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn sản xuất với mô hình trồng bưởi đặc sản mang lại giá trị cao, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình. ông Đinh Công Quyền ở xóm Bắc Yên, xã Yên Mông được vốn vay Ngân hàng do Hội Nông dân tín chấp đã có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi gà, lợn thương phẩm, từ hộ có mức sống trung bình đến nay đã vươn lên mức khá của địa phương với thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi. Đây là những nông dân tiêu biểu cho hàng nghìn lượt nông dân trên địa bàn TP Hòa Bình nhờ có sự hỗ trợ kịp thời về vốn, khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu của tổ chức Hội đã phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Những hoạt động thiết thực, linh hoạt của Hội đã tạo động lực quan trọng để nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đổi lại, uy tín, vai trò của Hội trong thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia sinh hoạt Hội ngày càng được khẳng định.

Quy định mới hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

(HBĐT) - Để phù hợp với thông lệ quốc tế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh, hội nhập với khu vực và quốc tế. Ngày 12/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục