(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều chương trình thiết thực, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác, đưa nguồn vốn ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp hộ nghèo, khó khăn, đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và giảm nghèo bền vững. Trong đó phải kể đến chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SX-KD) tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg thực sự là đòn bẩy giúp các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng
chính sách xã hội, gia đình ông Đinh Quang Cảnh, xóm Tôm 3, xã Tân Lập (Lạc
Sơn) đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.
Gia đình ông Đinh Quang Cảnh, xóm Tôm 3, xã Tân
Lập (Lạc Sơn) được vay 25 triệu đồng từ NHCSXH đầu tư chăn nuôi gà, lợn. Thời
điểm gia đình ông nuôi nhiều nhất là 25 con lợn. Nhờ chăm chỉ làm ăn và nguồn
vốn lãi suất thấp nên kinh tế gia đình dần khấm khá. ông Cảnh cho biết, nguồn
vốn vay từ các chương trình chính sách hỗ trợ người dân rất nhiều, đó là nguồn
chi phí ban đầu để đầu tư sản xuất. So với việc vay bên ngoài, vay NHCSXH lãi
suất thấp và thời gian hoàn vốn dài giúp nông dân bớt gánh nặng chi trả.
Gia đình ông Cảnh chỉ là một trong hàng ngàn khách
hàng sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả và đúng mục đích. Đó cũng là minh chứng
khi hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ngân hàng lãi suất ưu đãi
sẽ hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, đặc biệt là mang đến cơ hội
để người dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Khi
mới triển khai chương trình, chúng tôi đã chủ động phối hợp với các tổ chức
chính trị - xã hội rà soát nhu cầu sử dụng vốn để kịp thời giải ngân đến đối
tượng thụ hưởng. Toàn tỉnh có 142/191 xã được thụ hưởng nguồn vốn của chương
trình cho vay đối với hộ SX - KD vùng khó khăn. Đến hết tháng 8, có 5.029 lượt
hộ được vay vốn chương trình SX-KD với doanh số cho vay 146 tỷ đồng, doanh số
thu nợ gần 94 tỷ đồng. Tổng dư nợ của chương trình đạt 422.496 triệu đồng với
17.271 hộ còn dư nợ. Dù đồng vốn còn hạn chế, song đã giúp hàng nghìn hộ gia
đình, đồng bào dân tộc vùng khó khăn trong tỉnh có điều kiện mở rộng sản xuất,
phát triển kinh doanh, nâng cao thu nhập. Thời gian qua, chương trình tín dụng
khơi dậy được tiềm năng về phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao
động, góp phần giảm chênh lệch tăng trưởng giữa các vùng trong tỉnh.
Hiện nay, mức vốn cho vay tối đa đối với một hộ SX-KD
là 50 triệu đồng, trong một số trường hợp cụ thể mức vốn vay có thể trên 50 triệu đồng nhưng không quá 100
triệu đồng. Việc Chính phủ nâng mức cho vay đã mở ra cơ hội, tạo động lực giúp
nhiều gia đình SX-KD mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống.
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi đối với hộ
SX-KD tại vùng khó khăn, trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tranh thủ các
nguồn vốn từ T.ư, địa phương để đáp ứng đầy đủ, đảm bảo hộ nghèo và các đối
tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn đều được vay vốn SX-KD. Đồng
thời, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thuộc diện được vay
vốn phát triển sản xuất. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành,
đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền; triển khai các hoạt động cho vay và thu
hồi nợ, lãi đúng quy định; hướng dẫn người vay vốn sử dụng nguồn vốn đúng mục
đích, đạt hiệu quả.
Đinh Thắng
Sáng 23-9, tại xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận), Dự án Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1 do Công ty CP đầu tư Quang điện Bình Thuận là chủ đầu tư được khởi công xây dựng.
(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo tăng cường tiếp cận thông tin về kinh doanh nông sản tại huyện Lạc Sơn. Tham dự hội thảo có đại diện các cơ sở, hợp tác xã sản xuất kinh doanh tại các xã Hương Nhượng, Tân Lập, Miền Đồi, Quý Hòa, Phú Lương và Bình Chân.
(HBĐT) - Ông Phùng Sinh Linh ở xóm Khuây, phường Thái Bình đã qua lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chiết ghép cây ăn quả có múi do Hội Nông dân phối hợp với Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TP Hòa Bình tổ chức. Từ đây, ông vận dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn sản xuất với mô hình trồng bưởi đặc sản mang lại giá trị cao, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình. ông Đinh Công Quyền ở xóm Bắc Yên, xã Yên Mông được vốn vay Ngân hàng do Hội Nông dân tín chấp đã có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi gà, lợn thương phẩm, từ hộ có mức sống trung bình đến nay đã vươn lên mức khá của địa phương với thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi. Đây là những nông dân tiêu biểu cho hàng nghìn lượt nông dân trên địa bàn TP Hòa Bình nhờ có sự hỗ trợ kịp thời về vốn, khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu của tổ chức Hội đã phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Những hoạt động thiết thực, linh hoạt của Hội đã tạo động lực quan trọng để nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đổi lại, uy tín, vai trò của Hội trong thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia sinh hoạt Hội ngày càng được khẳng định.
(HBĐT) - Để phù hợp với thông lệ quốc tế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh, hội nhập với khu vực và quốc tế. Ngày 12/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(HBĐT) - Trồng rau theo tiêu chuẩn quốc tế, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đang là hướng đi bền vững cho nhiều hộ nông dân ở huyện Lương Sơn, cho thu nhập cao và ổn định hơn. Sau gần chục năm phát triển, nhãn hiệu rau quả hữu cơ Lương Sơn đã thân thuộc với người tiêu dùng Hòa Bình, Hà Nội. Với hơn 22 ha sản xuất, sản lượng hơn 200 tấn rau, quả mỗi năm, Lương Sơn trở thành địa phương có diện tích rau hữu cơ lớn nhất tỉnh.
(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 ý nghĩa đặc biệt quan trọng kết nối phương thức vận tải đường thủy và đường bộ, khi hoàn thành sẽ tạo động lực mới thu hút đầu tư, thúc đẩy KT-XH các xã trong khu vực, khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển du lịch Hồ Hòa Bình.