(HBĐT) - Trong những năm qua, thông qua Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) , nhiều hộ khó khăn ở huyện Đà Bắc đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay các chương trình, nhiều hộ không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên làm giàu.


Nhìn ngôi nhà khang trang có diện tích khoảng 70 m2 của gia đình chị Trần Thị Tiến, xóm Riêng, xã Tu Lý (Đà Bắc) ít ai biết rằng cách đây vài năm gia đình chị là một trong những hộ nghèo của xóm. Năm 2011- 2012, chị Tiến được vay khoảng 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện để mua 2 con bò giống. Nhờ cần cù và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi học hỏi được từ các lớp tập huấn nên gia đình chị Tiến đã chăm sóc hai con bò phát triển khỏe mạnh, sinh sản đều đặn. Tiền bán bò chị dành dụm chăn nuôi thêm lợn, gà... Đến nay, gia đình chị Tiến đã có thu nhập bền vững. Đáng mừng là trong khoảng 5 năm, nhờ bán khoảng 6 con bò, mỗi con từ 12 - 14 triệu đồng để nuôi con ăn học, chị Tiếu còn xây dựng được ngôi nhà khang trang trị giá gần 80 triệu đồng.


Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đà Bắc thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Nguyễn Trí Hưng, tiểu khu Đoàn Kết - thị trấn Đà Bắc từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội.

Cũng nhờ nguồn vốn vay 20 triệu đồng giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH huyện mà gia đình anh Nguyễn Trí Hưng, tiểu khu Đoàn Kết, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã thoát cảnh khó khăn mà còn từng bước vươn lên làm giàu. Từ khi được vay vốn, cùng với tìm hiểu thêm về cách nuôi lợn, áp dụng KH-KT, nấu rượu lấy bỗng cho lợn ăn... giờ đây, kinh tế gia đình anh Hưng đã vào loại khấm khá trong khu vực.

Khi được hỏi về sử dụng đồng vốn ngân hàng, anh Hưng cho biết: "Nhờ vốn Ngân hàng CSXH, mỗi năm gia đình tôi xuất chuồng gần chục tấn lợn hơi. Theo giá hiện nay thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm, trừ hết chi phí cũng thu khoảng 100 - 200 triệu đồng”.

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc được biết, là ngân hàng chủ lực thực hiện tín dụng chính sách của Nhà nước, đến nay, dư nợ toàn địa bàn của ngân hàng đạt trên 314,3 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch; tăng 21.487 triệu đồng (7%) so với thời điểm 31/12/2017. Dư nợ đảm bảo 100% kế hoạch được cấp trên giao.

6 tháng đầu năm 2018, toàn huyện có 2.612 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt 69.756 triệu đồng, mức cho vay bình quân 26,7 triệu đồng/khách hàng; xây mới 724 công trình nước sạch, 724 công trình vệ sinh môi trường, 165 nhà ở cho hộ nghèo, tạo việc làm cho 663 lao động.


Hồng Trung


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục