(HBĐT) - Tháng 10 là thời điểm cam Cao Phong bước vào thu hoạch. Ngay từ đầu vụ, nông dân thị trấn Cao Phong liên tục nhận được hợp đồng cung ứng cam tới thị trường trong và ngoài tỉnh. Mỗi ngày có hàng trăm chuyến cam được xuất vườn trong niềm vui được mùa, được giá của bà con.


Nhà vườn Thủy Nga, khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thu hoạch và tiêu thụ trên 7 tấn quýt ôn Châu, thu về trên 140 triệu đồng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

Dọc con đường trung tâm thị trấn tấp nập xe ôtô của thương lái khắp nơi đổ về. Hiện tại, nông dân thị trấn Cao Phong thu hoạch các giống cam chín sớm như cam Mát, Xã Đoài. Ngay từ sáng sớm, bà con đã tất bật trong vườn hái cam, chọn lựa những quả vừa độ chín để đóng hàng cho kịp chuyến xe của thương lái tới thu mua. Trước đó, bà con vừa kết thúc thu hoạch quýt ôn Châu. Đây là loại đặc sản chín đầu tiên trong mùa cam ở Cao Phong. Những năm gần đây, quýt ôn Châu ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi hương vị đậm đà đặc trưng. Theo chia sẻ của các hộ trồng cam, vụ này do thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sản lượng của quýt. Tuy nhiên, giá quýt bán tại vườn cao gấp đôi, gấp rưỡi so với vụ trước nên bù đắp phần nào giá trị sản lượng của bà con.

Là nơi có diện tích trồng cam lớn nhất trên địa bàn, thị trấn Cao Phong được ví như "thủ phủ” của các loại cam. Với chất lượng đã được khẳng định, thương hiệu cam Cao Phong ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Đó là kết quả của sự nỗ lực, chịu khó tìm tòi, học hỏi của nông dân địa phương. Không chỉ chủ động áp dụng KHKT vào sản xuất như sử dụng phân bón vi sinh, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Các hộ trồng cam trên địa bàn luôn được cán bộ trạm KN- KL thị trấn, huyện đồng hành hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng và kịp thời khắc phục khi có dịch, bệnh xuất hiện.

Đi đầu trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất và cho ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về VSATTP không thể không kể đến những nông dân tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Đức Mạnh (khu 4), hộ bà Đặng Thị Thu (khu 2), hộ chị Đào Thị Quỳnh Nga (nhà vườn Thủy Nga, khu 4).

Đồng chí Khương Xuân Lịch, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong nhận định: Với giá dao động từ 20.000 -25.000 đồng/kg, có nơi 27.000 đồng/kg, mới kết thúc vụ quýt ôn Châu, nhiều hộ trên địa bàn đã thu về từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Thời điểm này bà con thu hoạch cam Mát, cam Xã Đoài, giá thu mua tại vườn trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Đây là dấu hiệu dự báo một vụ cam được mùa, được giá. Hiện toàn thị trấn Cao Phong có trên 800 ha trồng cây có múi. Trong đó diện tích cam các loại đang trong thời kỳ kinh doanh trên 500 ha, sản lượng ước đạt 15.000 tấn. Với chất lượng đã được khẳng định trên thị trường, các loại cam có giá thành ổn định trung bình từ 18.000 - 25.000 đồng/kg. Riêng quýt ôn Châu, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng tăng nên địa phương tiếp tục khuyến khích bà con cải tạo vườn tạp, chuyển đổi những diện tích kém hiệu quả sang trồng quýt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Đồng thời tăng cường cán bộ bám sát địa bàn, hướng dẫn bà con chăm sóc cây trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, góp phần củng cố vị thế sản phẩm cam Cao Phong trên thị trường.

Thu Hằng

 



Các tin khác


Hiệu quả vốn chính sách ở Kỳ Sơn

Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi. Đây được coi là công cụ hữu hiệu góp phần tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn

Rà soát bổ sung kịp thời các đối tượng được vay vốn ưu đãi của NHCSXH

(HBĐT) - Ngày 17/10, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tổ chức phiên họp thứ 4 đánh giá hoạt động tín dụng 9 tháng năm 2018, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì hội nghị.

Tổ chức thu mua sản phẩm rau an toàn với giá cao, ổn định

(HBĐT)- Đó là tín hiệu vui từ Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn thực hiện tại xã Tân Sơn (Mai Châu). Theo đó, sau hơn 1 tháng triển khai xuống giống rau và chăm sóc đúng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), 2 ha rau trong mô hình đã bước vào thời kỳ thu hoạch.

Kinh tế nông nghiệp huyện Lương Sơn chuyển mình sau 5 năm tái cơ cấu

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp và được xác định là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh ta. Đây cũng là địa phương đã khởi động tốt quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

9 tháng, 280 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Theo số liệu của UBND tỉnh, 9 tháng qua, toàn tỉnh ước có 280 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 4.300 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới tăng 9,37%, số vốn đăng ký tăng 156,36%. Có 69 doanh nghiệp đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp thay đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 600 lượt doanh nghiệp.

Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền Bắc, tỉnh Hòa Bình diễn ra từ 25-31/10/2018

(HBĐT) - Sáng 16/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã chủ trì cuộc họp Họp Ban Tổ chức (BTC) Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và Hàng tiêu dùng khu vực miền Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 ( Hội chợ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục