(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg (QĐ 28) của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai đến với người dân trong tỉnh. Đây được xem là một kênh tiếp thêm sức cho các hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế bền vững hơn.


Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Cao Phong giao dịch tại xã Tây Phong.      

 Hộ ông Bùi Văn Bình, xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) trước đây là hộ nghèo, được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đầu tư chăn nuôi trâu và trồng mía. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến năm 2018, gia đình ông đã thoát nghèo. Mới đây, gia đình ông được bình xét vay vốn từ chương trình hộ mới thoát nghèo tiếp tục đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế. Ông Bình chia sẻ: Được vay vốn 40 triệu đồng từ chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ mới thoát nghèo, gia đình không còn lo tái nghèo nữa. Gia đình tôi sẽ dùng số vốn này để phát triển chăn nuôi trâu, tăng thêm thu nhập. Đến nay, trên địa bàn xã Tây Phong có 42 hộ được vay chương trình hộ mới thoát nghèo với dư nợ đạt 1.345 triệu đồng. Toàn huyện Cao Phong có 571 hộ còn dư nợ chương trình hộ mới thoát nghèo với tổng dư nợ đạt 16.883 triệu đồng. Đây được coi là chương trình trợ lực cho các hộ mới thoát nghèo.

Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Ranh giới hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo khá mong manh nên đối tượng mới thoát nghèo về cơ bản còn nhiều khó khăn, có khả năng tái nghèo nếu không được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ mới thoát nghèo đang được triển khai này sẽ tạo động lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo QĐ 28, đối tượng được vay là hộ gia đình từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đã ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa 3 năm. Mức cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không quá 50 triệu đồng. Lãi suất cho vay áp dụng đối với đối tượng trong QĐ 28 là 8,25%/năm. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm.

Từ đầu năm đến nay, NHCSXH tỉnh được giao tăng nguồn vốn cho vay 244.800 triệu đồng cho 10 chương trình tín dụng chính sách để đáp ứng nhu cầu vốn vay sản xuất, kinh doanh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; trong đó, chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo được giao tăng 43 tỷ đồng. Đến hết tháng 9, doanh số cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo đạt 51.896 triệu đồng với 1.408 lượt hộ vay, đưa tổng dư nợ đạt 178.281 triệu đồng với 5.284 hộ còn dư nợ. Qua rà soát, toàn tỉnh có khoảng trên 10 ngàn hộ thoát nghèo trong 3 năm qua. Với nhu cầu rất lớn nhưng vốn phân bổ hạn chế, NHCSXH đã chủ động, tích cực giải ngân để kịp thời đưa nguồn vốn tín dụng đến với các hộ mới thoát nghèo có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo tuy mới triển khai thực hiện nhưng đã tạo được niềm tin và sự đồng thuận cao của người dân. Phát huy hiệu quả của chương trình, trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham mưu cho UBND các cấp rà soát, bổ sung danh sách hộ mới thoát nghèo, làm cơ sở đáp ứng nhu cầu vốn vay; tạo điều kiện tốt nhất để các hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào sản xuất, ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững.

                                                                                          Đinh Thắng

 


Các tin khác


Nghề nuôi cá lồng làm thay đổi cuộc sống người dân vùng hồ

(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình ở 2 xã Bình Thanh, Thung Nai không chỉ các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả mới nuôi. Trong số những hộ tham gia nuôi cá lồng, có hộ hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Nhờ vậy, nghề nuôi cá lồng ở các xã vùng lòng hồ Hòa Bình của huyện Cao Phong đang trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân...

Củng cố và duy trì các tiêu chí văn hóa, môi trường trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Tháng 1 năm 2018, xã Thanh Lương, Lương Sơn chính thức về đích nông thôn mới. Cấp ủy Đảng, chính quyền luôn xác định khó khăn chính là hoàn thiện và duy trì các tiêu chí một cách bền vững. Trong đó, đặc biệt là các tiêu chí "động” như tiêu chí về văn hóa, môi trường, ANTT. Từ thực tế đó, Đảng ủy, chính quyền xã Thành Lương tăng cường sự lãnh đạo đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư nhằm xây dựng nếp sống văn hóa và đảm bảo an ninh trật tự nông thôn.

Thành phố Hòa Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.611 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo UBND thành phố Hòa Bình, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn 9 tháng qua duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Ước tính giá trị sản xuất (giá thực tế) đạt trên 2.611 tỷ đồng, so với kế hoạch năm 2018 đạt 77,96 %, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 15,89%.

9 tháng, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi vượt 7,4% kế hoạch năm

(HBĐT) -Theo báo cáo đánh giá của Sở NN&PTNT, 9 tháng năm nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh ước đạt 1.780 tỷ đồng, vượt 3,26% so với cùng kỳ, vượt 7,4% kế hoạch năm. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi được các địa phương quan tâm thực hiện, trong đó tập trung phát triển nuôi vật nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ; phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn.

Hội thảo “Kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2018”

(HBĐT) - Thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025, Hội LHPN tỉnh vừa tổ chức hội thảo "Kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2018”. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam; một số sở, ngành; các Hiệp Hội, CLB Doanh nghiệp và các doanh nghiệp của tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội LHPN 11 huyện, thành phố và đại diện 11 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị, cá nhân người sản xuất sản phẩm nông nghiệp đến từ các huyện thành phố.

Trung tâm Khuyến nông: Thực hiện hiệu quả mô hình “Vỗ béo bò thịt”

(HBĐT) - Trung tâm Khuyến nông – Sở NN&PTNT đã tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình "Vỗ béo bò thịt” tại 2 xã Mỵ Hòa và Kim Tiến (huyện Kim Bôi). Mô hình thuộc Dự án "Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả tại các vùng chăn nuôi chính”, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ kinh phí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục