(HBĐT) - Theo đồng chí Phạm Huyền Liễu, Trưởng trạm KN - KL huyện Kỳ Sơn, trồng cây dược liệu (sachi xen nghệ đỏ) so sánh với các cây trồng phổ biến tại địa phương thì cho thu nhập năm thứ nhất tăng hơn 2 - 7 lần, năm thứ 2 trở đi tăng 8 - 20 lần. Ngoài ra, giúp hình thành những vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Liên kết sản xuất - tiêu thụ sachi xen nghệ đỏ được huyện triển khai năm 2017 - 2018 đã cho thấy hiệu quả đó, đồng thời làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn.


Trước đây, trên diện tích khoảng 2 ha của gia đình, chị Nguyễn Thị Thu ở xóm Mỏ, xã Dân Hạ trồng sắn, trồng ngô cho thu nhập không cao. Kể từ năm 2018, chị chuyển toàn bộ diện tích sang trồng sachi xen nghệ đỏ. Hiện tại, sachi phát triển tốt, nhiều gốc sai quả. Cây nghệ đỏ trồng xen lớn đồng đều, cao trung bình 50 - 60 cm so với mặt đất. Chị Thu cho biết: Là hộ tham gia mô hình năm thứ hai, tôi tin tưởng với những gì đã học hỏi, mắt thấy, tai nghe từ các hộ trồng năm thứ nhất, công việc sản xuất của gia đình tôi sẽ thuận lợi hơn, nâng cao giá trị và đảm bảo nguồn thu nhập lâu dài.


Hộ dân xóm Mỏ, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tham gia nhân rộng diện tích mô hình trồng sachi xen nghệ đỏ theo liên kết trồng và tiêu thụ năm 2017 - 2018.

Gia đình chị Thu là 1 trong 6 hộ tham gia năm 2018 theo hướng nhân rộng liên kết sản xuất - tiêu thụ sachi xen nghệ đỏ với diện tích 6 ha. Bao gồm 1 hộ ở xã Hợp Thành, 2 hộ ở xã Phú Minh và 3 hộ ở xã Dân Hạ. Trước đó, khi Dự án liên kết khởi động năm 2017 đã có 8 hộ được lựa chọn tham gia với quy mô 5 ha. Trong đó, xã Hợp Thành có 1 hộ, xã Yên Quang 2 hộ, xã Mông Hóa 4 hộ và xã Phúc Tiến 1 hộ. Các hộ trong diện hưởng lợi là những hộ nhiệt tình, tự nguyện, có diện tích đất, có khả năng tiếp thu, thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và tuyên truyền nhân rộng mô hình. Địa điểm mô hình là những khu đồng có diện tích tập trung với sản phẩm chủ lực gồm quả khô, lá tươi sachi và củ nghệ thương phẩm.

Dự án liên kết - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị năm 2017 - 2018 của huyện được giao cho Trạm KN - KL làm chủ đầu tư; Công ty CP INCA Việt Nam là đơn vị thực hiện; UBND các xã vùng Dự án là đơn vị phối hợp. Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với tổng vốn trên 850 triệu đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 400 triệu đồng, nhân dân góp trên 300 triệu đồng, doanh nghiệp góp gần 140 triệu đồng. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 50% giá trị giống sachi, 80% giá trị giống nghệ đỏ, được tập huấn kỹ thuật và doanh nghiệp cho vay 100% tiền phân bón, 50% tiền giống. Với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến chăm sóc cây trồng và bảo quản, trồng sachi xen nghệ đỏ theo phương pháp oganic không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ cỏ, mô hình đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, giúp tăng hiệu quả sử dụng đất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tạo tính bền vững trong sản xuất.

Qua khảo sát đánh giá mô hình năm thứ nhất, trồng sachi xen nghệ đỏ đạt hiệu quả kinh tế trung bình từ 180 - 300 triệu đồng/ ha/năm (cả lá, quả và củ nghệ đỏ). Trong khi đó, trên cùng một diện tích canh tác, trồng sắn cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng/ha/năm, dong riềng 80 triệu đồng/ ha/năm.

Đồng chí Phạm Huyền Liễu, Trưởng trạm KN - KL cho biết thêm: Dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ sachi xen nghệ đỏ tạo ra được vùng chuyên canh đúng nghĩa, giải quyết được vấn đề đầu ra cho nông sản vì công ty tổ chức thu mua sản phẩm theo hợp đồng kinh tế với người dân. Mô hình cũng là cơ sở để triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tăng thu nhập, lợi ích của nông dân gắn với xây dựng NTM.


Thu Hằng


Các tin khác


Trên 5ha rau an toàn VietGAP cho thu hoạch sản phẩm

(HBĐT) - Trong khuôn khổ Dự án trồng rau an toàn theo chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tại vùng Dự án xã Tân Sơn (Mai Châu) có trên 5 ha rau an toàn VietGAP đã cho thu hoạch sản phẩm.

Xã Tân Vinh về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Đầu tháng 10, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2018, trong đó có xã Tân Vinh (Lương Sơn). Kết quả bỏ phiếu đạt 100%. Tân Vinh là 1 trong 3 xã về đích NTM trong đợt đầu năm nay của tỉnh.

Huyện Kim Bôi: Chắt chiu nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Xác định đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH bền vững, những năm qua, huyện Kim Bôi luôn quan tâm sát sao và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công vào lĩnh vực này.

Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản sạch

Ngày 7-11, tại Hà Nội, sàn thương mại điện tử www.gcaeco.vn (thuộc dự án quốc tế "Nông nghiệp sạch toàn cầu - GCA”) đã được ấn nút và chính thức ra mắt thị trường.

Kim Bôi sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM

(HBĐT) - Ngày 8/11, UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2018 và triển khai nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2018-2020. 

Xã Yên Bồng tập trung hoàn thiện các tiêu chí khó

(HBĐT) - Xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đặt ra mục tiêu phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2018. Tuy nhiên đến nay, xã mới đạt được 15/19 tiêu chí. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục