(HBĐT) - Là địa phương có khí hậu mát mẻ, diện tích vườn đồi lớn, đây được xem là địa thế "vàng” để huyện Lạc Thủy phát triển chăn nuôi gà. Để đánh thức tiềm năng, gây dựng thương hiệu cho gà Lạc Thủy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển đầu đàn, mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi theo quy trình nhằm tạo sản phẩm gà thịt thơm ngon, uy tín, chất lượng.


 Mô hình chăn nuôi gà của gia đình anh Phạm Văn Tuấn, xã Phú Thành (Lạc Thủy) mỗi năm đem lại nguồn thu 600 - 700 triệu đồng.

Nếu như trước kia, ngành chăn nuôi của huyện Lạc Thủy phát triển nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, vài ba trăm con thì hiện nay, tận dụng diện tích đất tự nhiên rộng, nhiều đồi rừng và bãi chăn thả lớn là điều kiện lý tưởng cho ngành chăn nuôi gà của huyện Lạc Thủy phát triển. Hiện tại, huyện Lạc Thủy có trên 610.000 con gà được nuôi ở các trang trại, gia trại tập trung ở các xã: Phú Thành, An Bình, Đồng Tâm, Phú Lão, Thanh Nông và rải rác ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Trong 11 lĩnh vực ưu tiên mà huyện Lạc Thủy đề ra trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi cũng là một trong những ngành được ưu tiên trọng điểm. Để làm thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của người dân trong phát triển chăn nuôi gà, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy, các xã, thị trấn đã có nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả như: Tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay; diện tích đất để chăn thả; kết nối với các cơ quan chuyên môn hỗ trợ người dân về khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; tăng cường quảng bá tiềm năng và chất lượng giống gà Lạc Thủy. Do vậy gà Lạc Thủy đã được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố biết đến và tìm mua.

Đối với ngành chăn nuôi của huyện Lạc Thủy, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ tập trung phát triển, đưa chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành chăn nuôi đạt 8,5%/năm, đến năm 2020 ngành chăn nuôi chiếm 26,1% tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Riêng đối với gà Lạc Thủy sẽ phát triển theo hướng vừa tập trung, vừa phân tán trong đại bộ phận các hộ nông dân theo cách nuôi có đầu tư thâm canh. Nuôi tập trung theo quy mô trang trại được thực hiện ở các khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia cầm của toàn huyện đạt trên 800 nghìn con, sản lượng thịt xuất chuồng đạt 800 tấn. Dần hình thành vùng quy hoạch chăn nuôi kết hợp an toàn dịch bệnh cho các vùng nuôi và vùng sản xuất giống.

Với thế mạnh của một vùng bán sơn địa cùng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi an toàn, đặc biệt là sự mạnh dạn đầu tư của các hộ chăn nuôi gia cầm, gà Lạc Thủy đang khẳng định thế mạnh trên thị trường. Không chỉ được người chăn nuôi các tỉnh, thành phố tín nhiệm chọn lựa phát triển theo quy mô lớn mà gà Lạc Thủy còn được người tiêu dùng biết đến là sản phẩm ngon, an toàn, chất lượng.


                                                             Hà Chung (Đài Lạc Thủy)

Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục