(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Tây Phong (Cao Phong) đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.


Đến nay, dư nợ trên địa bàn xã đạt trên 34 tỷ đồng với 968 hộ vay vốn. Số dư tiết kiệm 633 triệu đồng. Xã có 21 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện 10 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn chính sách đã giúp hộ nghèo được vay vốn làm ăn, thoát nghèo bền vững; HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học và xây dựng hàng trăm công trình NS&VSMT nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống...

Hoạt động tín dụng chính sách được uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Tổ chức Hội nhận uỷ thác thường xuyên phối hợp cùng tổ TK&VV kiểm tra sử dụng vốn đến hộ vay, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn; phổ biến, tuyên truyền các quy định cho vay của ngân hàng, quyền lợi, nghĩa vụ tổ viên trong các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng; lồng ghép triển khai nghiệp vụ công tác Hội. Các tổ duy trì và thực hiện nghiêm túc sinh hoạt định kỳ hàng tháng vào một ngày cố định để thông báo kịp thời tình hình hoạt động của tổ, phổ biến chủ trương mới về hoạt động tín dụng chính sách, quy định cho vay, quyền hạn, nghĩa vụ tổ viên. Đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ vay, tình hình thực tế tại xóm nhằm cập nhật thông tin, phát hiện những vấn đề nảy sinh, khó khăn, khúc mắc để có biện pháp phối hợp với Hội uỷ thác, trưởng xóm tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Sinh hoạt tổ thường xuyên lồng ghép phổ biến kỹ thuật bón phân, tưới nước và cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thu hút được tổ viên tham gia hàng tháng. Ngoài ra, tổ chức cho hội viên tham gia học hỏi những mô hình kinh tế giỏi của các hộ trong xã. Thông báo những hộ đến hạn trả nợ vào ngày trực giao dịch cố định tại xã. Thực hiện nghiêm túc bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định của NHCSXH; kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Nhờ đó, nhiều năm qua, xã không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng.


Người dân tìm hiểu các chương trình tín dụng mới tại điểm giao dịch xã Tây Phong (Cao Phong).

Đồng chí Bùi Văn Bền, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Phong cho biết: Để có được kết quả trên, UBND xã triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách đến Ban xóa đói - giảm nghèo và 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Đồng thời, tổ chức tốt các đợt tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến đông đảo nhân dân bằng hình thức thông báo trên loa ở các thôn, xóm về hình thức cho vay, đối tượng thụ hưởng để nắm bắt. Hàng năm, UBND xã chỉ đạo rà soát, bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách kịp thời, chính xác, thuận lợi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, xã được NHCSXH huyện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho tổ chức hội nhận ủy thác, ban quản lý tổ TK&VV; giải đáp những thắc mắc trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến tổ chức hội và tổ TK&VV; hướng dẫn cập nhật sổ sách, theo dõi, ghi chép về hoạt động tín dụng và lưu giữ hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác ủy thác một cách khoa học. Đồng thời, thường xuyên giám sát nguồn vốn vay của tổ TK&VV, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người vay, chất lượng tín dụng luôn đảm bảo. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,7%; hộ cận nghèo 12,5%.

Có thể khẳng định, vốn chính sách là người bạn đồng hành của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Tây Phong, góp phần thiết thực vào chương trình phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng NTM.


Hải Linh


Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Huyện Đà Bắc: Huy động nguồn lực xây dựng 4 xã nông thôn mới nâng cao

Theo Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc, đến hết năm 2023, toàn huyện có 4/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Tú Lý, Hiền Lương, Cao Sơn, Toàn Sơn; có 1 xã đạt 15 tiêu chí (xã Yên Hòa); 11 xã còn lại mức tiêu chí đạt từ 10 - 13 tiêu chí. Tổng số tiêu chí đạt được của toàn huyện là 209 tiêu chí, trung bình đạt 13,06 tiêu chí/xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục