(HBĐT) - Từ TP Hòa Bình chạy xe theo hướng đường Tây Tiến chừng 20 phút sẽ đến xã Bình Thanh - vùng cam mới của huyện Cao Phong. Phát triển cây ăn quả có múi nơi đây được khoảng 10 năm. Ông Bùi Tiến Băn ở xóm Mỗ 2 được xem là người đầu tiên khai phá, thực hiện chuyển đổi sang trồng cam tại vùng này.


Gặp gỡ ông Băn, nghe ông kể chuyện và thăm vườn cam, chúng tôi ai cũng trầm trồ trước vườn cam trĩu quả, quả nào quả nấy chín vàng, căng mọng. Đổ bao công sức để gây dựng khu vườn gần 1,2 ha cam lòng vàng, cam Canh, ông Băn cho biết: Từng là cán bộ ngành nông nghiệp, lại có am hiểu nhất định về kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi nên sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định cải tạo khu vườn chuyển sang trồng cam, chủ yếu là cam lòng vàng. Thời gian từ đó đến nay đã 9, 10 năm, sau thời kỳ đầu kiến thiết, vườn cam đã thu nhập tiền tỷ sau mỗi vụ. Làm vườn phải chí thú, đầu tư chăm sóc cẩn thận, áp dụng công nghệ, tuân thủ kỹ thuật thì chất lượng sản phẩm mới đảm bảo, người tiêu dùng mới yên tâm mua, sử dụng.

Năm 2008, cây cam bắt đầu trồng trên đất Bình Thanh thì đến thời điểm hiện tại, diện tích cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam đã đạt gần 40 ha, trong đó khoảng 25 ha cam trong chu kỳ khai thác, 10 ha đang trong thời kỳ kiến thiết. Điển hình trong những người trồng cam ở xã Bình Thanh ngoài ông Bùi Tiến Băn còn có anh Dương Như Mừng với diện tích cam, bưởi đã trồng trên 11 ha. Toàn xã hiện có khoảng 30 hộ trồng cây ăn quả có múi, thành lập được 1 hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cam Nhật Minh với 16 hộ thành viên.


Vườn cam của ông Bùi Tiến Băn, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) cho thu nhập tiền tỷ mỗi vụ.

Giờ đây, không ai còn nghi ngờ sự phù hợp và thích ứng của các giống cây ăn quả có múi trên vùng đất mới này. Theo những hộ trồng cam, quýt tại địa phương, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, ít chịu sương muối và đặc biệt là qua lấy mẫu đất, mẫu nước gửi đi phân tích kiểm nghiệm cho kết quả đảm bảo điều kiện để tưới, trồng. Đây là cơ sở để các hộ tiếp tục mở rộng vùng cam mới chất lượng. Các nhà vườn tính toán năng suất, sản lượng cam, quýt ở vụ này đạt 50 -60 tấn/ha. Nhờ chú trọng phát triển vùng cam an toàn áp dụng quy trình sản xuất VietGAP nên cam, quýt thương phẩm của các hộ được khách hàng tin dùng và đánh giá cao trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Giá bán tại vườn hiện giữ ở mức 22.000 đồng/kg cam lòng vàng, hướng đến tiêu thụ tại hệ thống các cửa hàng cung ứng thực phẩm sạch.

Sản phẩm cam, quýt, bưởi từ vùng cam mới này hiện đã có mặt nhiều nơi, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm của thị trường. Giá cả ổn định, chất lượng cam VietGAP của xã Bình Thanh được giữ vững. Ngày càng có nhiều nhà vườn đầu tư trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn an toàn. Trong đó có nhà vườn Bùi Tiến Băn ở xóm Mỗ 2 là 1 trong những hộ được bình chọn có vườn cam đẹp nhất tại các mùa Lễ hội cam của huyện Cao Phong.


Bùi Minh


Các tin khác


Năng suất cam VietGAP ước đạt 50 tấn/ha

(HBĐT) - Triển khai thu hoạch từ tháng 10, năng suất cam VietGAP niên vụ 2018 - 2019 của các hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo ATTP xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) ước đạt 50 tấn/ha, cao hơn 20 tấn so với năng suất cam bình quân của huyện.

Xã Hạ Bì ra quân ngày thứ 7 xây dựng NTM.

(HBĐT) - Ngày 10/11, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi tổ chức ra quân " ngày thứ 7 xây dựng nông thôn mới”. Tham gia buổi ra quân có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện cùng với đông đảo nhân dân xã Hạ Bì.

Đảng bộ xã Nật Sơn tập trung sức lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

(HBĐT) - Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, những năm qua, Đảng bộ xã Nật Sơn (Kim Bôi) luôn chú trọng lãnh đạo, tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Nhân rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ sachi xen nghệ đỏ

(HBĐT) - Theo đồng chí Phạm Huyền Liễu, Trưởng trạm KN - KL huyện Kỳ Sơn, trồng cây dược liệu (sachi xen nghệ đỏ) so sánh với các cây trồng phổ biến tại địa phương thì cho thu nhập năm thứ nhất tăng hơn 2 - 7 lần, năm thứ 2 trở đi tăng 8 - 20 lần. Ngoài ra, giúp hình thành những vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Liên kết sản xuất - tiêu thụ sachi xen nghệ đỏ được huyện triển khai năm 2017 - 2018 đã cho thấy hiệu quả đó, đồng thời làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn.

Nơi chắp cánh cho nhà nông

(HBĐT) - Trong những năm qua, trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh không ngừng nỗ lực, thông qua công tác dạy nghề, tìm hướng tiêu thụ sản phẩm nơi nâng đỡ, "chắp cánh” cho nông sản địa phương.

Chuyển đổi trên 2.500 ha đất lúa sang các cây trồng khác

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của Sở NN&PTNT, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong năm nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 2.500 ha đất lúa sang các cây trồng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục