(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó có khá nhiều điểm mới có lợi cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Thông tư số 25/2019 của NHNN vừa ban hành gồm 5 điều sửa đổi, bổ sung 7 điều khoản của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN. Cụ thể, sửa đổi đối tượng khách hàng vay vốn để phù hợp với quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP. Theo đó, khách hàng vay vốn gồm cá nhân và pháp nhân; trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn.

Trước đây, Thông tư số 10/2015/ TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 1 lần đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với nhiều rủi ro, vì vậy, chưa thực sự tạo điều kiện cho khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất. Thông tư số 25 đã sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng không hạn chế số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Cụ thể, thứ nhất, sửa đổi đối tượng khách hàng vay vốn để phù hợp với quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ. Với sửa đổi này, khách hàng vay vốn gồm cá nhân và pháp nhân; trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn.

Thứ hai, trước đây, Thông tư số 10/2015/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 1 lần đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với nhiều rủi ro và có thể liên tiếp xảy ra. Vì vậy chưa thực sự tạo điều kiện cho khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất. Thông tư số 25/2018/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung quy định trên theo hướng không hạn chế số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Thời gian cơ cấu lại được hưởng chính sách này phù hợp với chu kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng nhưng tổng thời gian cơ cấu lại không vượt quá thời hạn cho vay vốn ban đầu theo hợp đồng tín dụng đã ký nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian khôi phục sản xuất. Thông tư cũng quy định tổ chức tín dụng phải kiểm tra, giám sát trong hệ thống về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để đảm bảo phản ánh đúng tình trạng của các khoản nợ.

Thứ ba, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN đã bổ sung quy định hướng dẫn thời gian ân hạn đối với khách hàng vay để trồng, chăm sóc, tái canh cây lâu năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời gian ân hạn gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm. Thời gian ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi tổ chức tín dụng bắt đầu giải ngân vốn vay đến khi khách hàng bắt đầu trả nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Quy định này phù hợp với thực tế của các cây trồng lâu năm, đặc biệt là các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...

Thứ tư, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị khoanh nợ trong trường hợp: khách hàng gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc khách hàng là tổ chức đầu mối chuỗi liên kết, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP.

Thứ năm, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải ban hành hướng dẫn trong hệ thống việc triển khai cho vay liên kết và hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị khoanh nợ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vôn.

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Thông tư số 25 của NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2018 sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Hồng Trung


Các tin khác


Tập huấn công tác Văn hóa doanh nghiệp - EVN cho trên 170 lãnh đạo, cán bộ chủ chốt

(HBĐT) - Ngày 16/11, Công ty Thủy điện Hòa Bình tổ chức hội nghị tập huấn công tác văn hóa doanh nghiệp - EVN năm 2018 cho khoảng 170 cán bộ, công nhân viên (CBCNV) bao gồm các đồng chí trong Ban Giám đốc, BCH Đảng bộ, Trưởng, phó các đơn vị; Ban Chi ủy các Chi bộ; Trưởng, phó Tổ sản xuất, Trưởng ca, Trưởng kíp, Điều hành viên chính vận hành, Công đoàn, Đoàn Thanh niên…trong đơn vị. Lớp tập huấn do Giảng viên Lê Anh Sơn là giảng viên cao cấp, chuyên gia Phát triển Năng lực truyền đạt.

Mỵ Hòa (Kim Bôi) phát triển vùng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Trước đây, trên diện tích đất vườn, đồi, nông dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) thường canh tác sắn, mía đường hiệu quả kinh tế thấp, có năm còn rơi vào tình cảnh thua lỗ, "khóc dở, mếu dở” vì mía "đắng”. Kể từ năm 2013, nhận thấy cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao, mang đến cho nông nghiệp, nông thôn ở nhiều vùng trong tỉnh diện mạo mới, nông dân ở các xóm có lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng đã chuyển đổi sang trồng cam, bưởi.

Triển khai Kế hoạch mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTG ngày 9/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; căn cứ kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 22/8/208 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2028-2020; UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện "Chương trình mỗi xã một sản phầm (OCOP)” tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020.

Xã Mỵ Hòa phát triển cây có múi

(HBĐT) - Chúng tôi về thăm thôn Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Những con đường liên xóm đã được kiên cố hóa, xuyên qua những vườn cam xanh mướt.

Nơi chắp cánh cho nhà nông

(HBĐT) - Trong những năm qua, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh không ngừng nỗ lực, thông qua công tác dạy nghề, tìm hướng tiêu thụ sản phẩm nơi nâng đỡ, "chắp cánh" cho nông sản địa phương. 

Cao Răm đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập xã

(HBĐT) - Sáng 15/11, tại Nhà văn hóa xã Cao Răm, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ công bố xã Cao Răm đạt chuẩn NTM và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập xã (15/11/1968-15/11/2018). Đến dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Cao Răm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục