(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, huyện Tân Lạc là một trong số ít địa phương của tỉnh chưa thiết lập được cửa hàng nông sản sạch theo chuỗi ATTP. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại thị trường tự do.


Huyện Tân Lạc bước đầu thông qua các hội chợ nông sản hữu cơ để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ rau an toàn.

Điểm sản xuất rau an toàn đầu tiên của huyện là xóm Sung, xã Thanh Hối. Tại đây đã thành lập tổ hợp tác trồng rau an toàn, tuy nhiên, việc sản xuất vẫn theo mùa vụ là chính, các loại rau trồng chính gồm cải, dền, cà tím, bí xanh, dưa chuột… Theo ông Bùi Văn Thuận, tổ trưởng tổ hợp tác, tổ đã thành lập được 4 năm, diện tích trồng theo phương pháp canh tác an toàn duy trì 2 - 3 ha. Có một thực tế là mặc dù rau, củ, quả an toàn nhưng các thành viên nhóm nông dân này vẫn phải bán giá tương đương với giá các loại rau cùng loại, không rõ nguồn gốc trên thị trường. Nguyên do là các loại rau, củ, quả sản xuất ra chưa được tiêu thụ theo chuỗi giá trị, chưa được chứng nhận, đăng ký tem nhãn sản phẩm để người tiêu dùng so sánh, phân biệt.

Khoảng 8 - 10 năm trước, với sự hỗ trợ mô hình của Sở Khoa học và Công nghệ, vùng rau su su ở các xã vùng cao Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân, Nam Sơn ngày càng mở rộng. Cho đến hiện tại, rau, quả su su vẫn được trồng tập trung với diện tích toàn vùng gần 95 ha, riêng Quyết Chiến gần 60 ha, trong đó có 25 ha rau được chứng nhận VietGAP. Nhiều nỗ lực trong thực hành nông nghiệp tốt, xây dựng, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm thị trường đã giúp rau su su Quyết Chiến từ chỗ phải "núp bóng” su su Tam Đảo đã được thị trường các tỉnh, thành phố chấp nhận, đưa vào tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, nhà hàng của TP Hà Nội với bao bì, tem, nhãn mác xuất xứ đầy đủ và một phần cung cấp cho các chợ đầu mối. Bên cạnh đó, dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu điển hình giống Tam Đảo (Vĩnh Phúc), nông dân các xã vùng cao của huyện đã trồng các loại rau trái vụ như cà chua, cải bắp, củ cải Hàn Quốc diện tích duy trì sau thực hiện mô hình khoảng 5 ha.

Theo đồng chí Bùi Thế Dân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Lạc, điều kiện tự nhiên của từng vùng trong huyện không khó để xây dựng các vùng chuyên canh trồng rau, củ, quả an toàn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khiến nông dân chùn bước trong phát triển vùng rau là yếu tố thị trường. Đơn cử như tổ hợp tác xóm Sung kiên trì sản xuất rau an toàn vất vả, tốn công, tốn sức nhiều hơn nhưng giá trị kinh tế, thu nhập mang lại chỉ bằng rau có mặt trên thị trường, thậm chí về hình thức mẫu mã lại xấu hơn nên hạn chế trong việc tiêu thụ, người làm ra sản phẩm chịu thiệt thòi. Việc phát triển vùng trồng rau an toàn ra các địa bàn lân cận đến nay gần như vẫn "dậm chân tại chỗ”, dẫn đến năng suất, sản lượng, chủng loại chưa đáp ứng được yêu cầu hình thành chuỗi giá trị.

Qua trao đổi, đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN & PTNT huyện cho biết: Triển khai xây dựng chuỗi giá trị trong năm 2017, huyện đã tiến hành hỗ trợ đối với tổ hợp tác trồng rau an toàn xóm Sung về kỹ thuật, giống, phân bón, hỗ trợ đơn vị HTX bao tiêu sản phẩm cho bà con. Tuy nhiên, do giá cả và yếu tố thị trường bấp bênh nên các thành viên tổ hợp tác trồng rau kém mặn mà. Năm 2018, hoạt động chuỗi tập trung cho phát triển vùng rau an toàn tại 2 xã Quyết Chiến, Lũng Vân. Việc xây dựng chuỗi giá trị gắn sản xuất với đầu ra tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ về bao bì, tem nhãn để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản và nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm rau trồng ATTP.

Bùi Minh


Các tin khác


Kim Bôi: Bàn giao trên 10.700 cây giống các loại thực hiện đề án “cải tạo vườn tạp”

(HBĐT) -Ngày 30/11, Ban chỉ đạo Đề án phát triển nông nghiệp huyện, Huyện Đoàn Kim Bôi đã tổ chức tổng kết Đề án "cải tạo vườn tạp” năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, UBND huyện Kim Bôi, trưởng BCĐ thực hiện đề án các xã trên địa bàn huyện.

Agribank Hòa Bình: Khai trương điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại Lạc Thủy

(HBĐT) - Sáng ngày 30/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) chính thức tổ chức Lễ khai trương Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng tại xã Đồng Tâm (Lạc Thủy).

Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Các ngành chức năng và các địa phương đang thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra là: Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, ưu tiên đầu tư phát triển vùng động lực, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, giao thông nông thôn; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN); hạ tầng điểm, khu du lịch quốc gia… Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức phù hợp, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thẩm định xã Dân Hạ đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 30/11, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn thẩm định xã Dân Hạ về đích NTM năm 2018.

Xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ rau các loại đảm bảo ATTP

(HBĐT) - Ngày 29/11, tại xã Tân Sơn (Mai Châu), Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức hội nghị tổng kết mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau các loại đảm bảo ATTP áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP.

Thẩm định xã Tây Phong đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 29/11, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Cao Phong thẩm định xã Tây Phong về đích NTM năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục