(HBĐT) - Trong xây dựng NTM, giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo sức bật phát triển KT-XH, góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí khác. Vì vậy, huyện Yên Thủy đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động dành nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân để phát triển giao thông. Đến nay, toàn huyện đã có 5 xã đạt tiêu chí về giao thông.



Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân.

Thực tế việc thực hiện tiêu chí giao thông trên địa bàn huyện Yên Thủy gặp không ít khó khăn: Nguồn lực đầu tư phát triển giao thông hạn hẹp, thu nhập của người dân còn thấp. Các trục đường liên xã, liên thôn dài, dân cư ít, suất đầu tư cho 1 km đường lớn... Trước thực tế đó, Yên Thủy luôn chủ động tìm hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Đoàn Kết là xã phấn đấu về đích NTM năm 2018. Để hoàn thiện tiêu chí giao thông, xã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách đến các khu dân cư. Qua đó nhận thức của người dân được nâng lên. Qua rà soát, đường trục xã, liên xã có 8 km được nhựa hoá, bê tông hoá theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, đạt 100%; đường trục thôn, xóm được nhựa hoá, bê tông hoá 16,9/22 km, đạt 76,7%; 100% đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, đường ngõ xóm được nhựa hóa, bê tông hóa trên 54%; đường trục chính nội đồng được cứng hoá 12,169/21,7 km, đạt 56,1%. Giai đoạn 2011-2018, tổng nguồn vốn huy động thực hiện tiêu chí số 2 trên địa bàn xã đạt trên 21 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách T.Ư 3 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 21 tỷ đồng; nguồn huy động từ các doanh nghiệp, HTX 1 tỷ đồng; nguồn vốn do nhân dân đóng góp bằng tiền, hiến đất, ngày công lao động trên 4 tỷ đồng.

Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm” thời gian qua, Yên Thủy đã xây dựng nhiều con đường bê tông khang trang, sạch đẹp nối liền các xã, khu dân cư, diện mạo nông thôn từng bước đổi mới, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển. Hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) của các khu dân cư thuộc 12 xã được đầu tư, quy hoạch; hệ thống giao thông được hình thành; các tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, ngõ xóm được đầu tư nâng cấp, cứng hóa. Năm 2018, huyện dành nguồn lực trên 32 tỷ đồng thực hiện tiêu chí giao thông, trong đó ngân sách tỉnh 3,6 tỷ đồng; ngân sách huyện 11 tỷ đồng; nguồn vốn chương trình NTM 500 triệu đồng; vốn từ các chương trình, dự án trên 12 tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ nhân dân trên 4,8 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện thực hiện đề án cứng hóa đường GTNT được phê duyệt gần 7 km/23 tuyến đường với kinh phí thực hiện trên 6 tỷ đồng. Hiện các xã đang triển khai thi công theo kế hoạch. 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Qua thực tế triển khai thực hiện tiêu chí GTNT trong xây dựng NTM, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm như: Cần có sự quan tâm tập trung chỉ đạo liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc huy động vốn và công tác giám sát chất lượng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của nhân dân. Trong đầu tư cần có cơ chế rõ ràng trong việc Nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp; cần thông báo chủ trương cụ thể từng công trình. Trong công tác tuyên truyền, vận động người dân và xã hội hóa đầu tư xây dựng GTNT cần có phương pháp phù hợp với từng đối tượng. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là vai trò giám sát cộng đồng với phương châm "dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thời gian tới, huyện Yên Thủy tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, ngành T.Ư, tỉnh và các chương trình, dự án phát triển, phát huy sức mạnh tổng hợp làm đường giao thông phục vụ xây dựng NTM, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra.


                                                                          Đinh Thắng


Các tin khác


Khai giảng lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn (OCOP) năm 2018

(HBĐT) - Ngày 11/12, tại huyện Lạc Sơn, Sở VH, TT&DL tổ chức khai giảng lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn (OCOP) năm 2018. Tham gia lớp tập huấn có 30 học viên thuộc các hộ có khả năng, nhu cầu tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng tại các xóm, bản thuộc xã Tự Do huyện Lạc Sơn và đại diện chi hội du lịch sinh thái cộng đồng Ngọc Sơn- Ngổ Luông. 

Huyện Tân Lạc vào vụ thu hoạch bưởi

(HBĐT) - Tháng 12, huyện Tân Lạc bắt đầu thu hoạch bưởi – đặc sản nổi bật nhất của địa phương. Những ngày này, vừa bước chân vào vườn bưởi đã thật mãn nhãn bởi nhìn đâu cũng thấy những quả bưởi to tròn, sai trĩu trịt như muốn vịn hẳn cành xuống đất.

Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển lành mạnh

(HBĐT) - Thực hiện quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, hành động, lấy doanh nghiệp và nhân dân là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh và phát triển lành mạnh, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

11 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 563,103 triệu USD

(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, trong tháng 11/2018, hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghiệp, thương mại – dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng khá.

Vùng bưởi hữu cơ, VietGAP Lương Sơn

(HBĐT) - Thời gian này, các nhà vườn trên địa bàn huyện Lương Sơn hối hả vào vụ thu hoạch bưởi. Diện tích bước vào thời kỳ kinh doanh của niên vụ đã tăng thêm hàng chục ha. Bên cạnh đó, năng suất, sản lượng các loại bưởi Diễn, bưởi đỏ, da xanh tiếp tục duy trì đảm bảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục