(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135, Quy Mỹ (Tân Lạc) gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 24,4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 30%. Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền và người dân nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.


Đồng chí Bùi Văn Hiện, Chủ tịch UBND xã Quy Mỹ cho biết: "Với đặc thù xã thuần nông, thu nhập chính của người dân địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, xã gặp nhiều khó khăn trong việc xác định, lựa chọn các mô hình kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết người dân phát triển chăn nuôi, trồng trọtquy mô manh mún, nhỏ lẻ. Chưa áp dụng KHKT vào quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, nông sản làm ra khó tiêu thụ bởi giá thành bấp bênh, không ổn định. Cụ thể như mía được giá có thể bán từ 4.000- 4.500 đồng/cây, tuy nhiên có những thời điểm 1.000 đồng/cây không có người mua. Ngoài ra, trong 1- 2 năm trở lại đây, giá lợn hơi giảm mạnh dẫn đến một số hộ đã bỏ trống chuồng, thiệt hại lớn về nguồn vốn đầu tư”.


Cán bộ xã Quy Mỹ (Tân Lạc) tìm hiểu mô hình chăn nuôi hiệu quả của gia đình anh Bùi Văn Kế ở xóm Ào.

Trước những khó khăn trên, cấp ủy, chính quyền xã Quy Mỹ đã họp bàn, triển khai nhiều giải pháp cụ thể để xây dựng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Trong đó xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương về khí hậu, thổ nhưỡng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chủ động liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra sản phẩm để người dân yên tâm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, toàn xã có trên 10 hộ phát triển gia trại, trong đó chủ yếu là trồng trọt kết hợp với chăn nuôi. Theo thống kê, tổng đàn gia súc, gia cầm được phát triển lên 11.000 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 5 ha. Diện tích cây ăn quả có múi mở rộng lên 2 ha, trong đó 1 ha cải tạo mới đầu năm 2018. Các hoạt động sản xuất CN, TTCN phát triển hiệu quả với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng (số liệu năm 2017), trong đó chủ yếu là kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng…

Đến thăm gia đình anh Bùi Văn Kế ở xóm Ào, một trong những hộ tiên phong phát triển kinh tế gia trại VAC tại xã. Trên diện tích 5.000 m2 của gia đình, anh Kế duy trì đàn gia cầm từ 1.000 - 1.500 con gà giống Lạc Thủy, 5 con lợn nái và trồng 100 gốc bưởi đỏ, 20 gốc cam Canh. Chia sẻ với chúng tôi, anh Kế cho biết: Phát triển mô hình vào cuối năm 2017, đến nay, gia trại của tôi đã bắt đầu cho thu nhập. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, gia đình đã suất ra thị trường 2 tấn thịt lợn, 1.500 con gà. Tổng thu nhập từ gia trại ước đạt 300 triệu đồng.

Khó khăn lớn nhất đối với các hộ khi phát triển kinh tế đó là nguồn vốn. Chính vì vậy, chính quyền xã Quy Mỹ đã phối hợp với Ngân hàng CSXH, NN&PTNT huyện tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi với tổng dư nợ trên 10 tỷ đồng. Hàng năm, Trung tâm học tập cộng đồng xã phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao KHKT. Ngoài ra, xã khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để tổ chức các lớp dạy nghề. Qua đó đã mở các lớp dạy nghề hàn xì, may… thu hút nhiều học viên tham gia.

"Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xã mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ về giống, vốn và KHKT để áp dụng vào sản xuất. Qua đó tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương” - đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.


Đức Anh


Các tin khác


Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia 2018

Chiều 20-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt đoàn đại biểu gồm 97 doanh nghiệp (DN) có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) năm 2018.

Thẩm định đề nghị công nhận thành phố Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2018.

(HBĐT) - Ngày 20/12, Tổ công tác liên ngành của Trung ương do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương làm tổ trưởng, cùng các thành viên thuộc các Bộ, Ngành Trung ương đã về thẩm tra hồ sơ, khảo sát thực tế để đề nghị công nhận TPHB hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2018.

Điểm tựa cho hộ nghèo

(HBĐT) - Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chương trình, chính sách, dự án của Đảng và Nhà nước, trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của tín dụng chính sách đã giúp người nghèo trong tỉnh có vốn đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống, giải quyết việc làm. Hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước còn 14,74%, giảm 3,1% so với cuối năm 2017. Kết quả trong công tác giảm nghèo là minh chứng rõ nét cho hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi điểm tựa của người nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 616,15 triệu USD

(HBĐT) - Với phương châm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giữ vững thị trường truyền thống, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá.

Dư nợ chương trình cho vay hộ cận nghèo đạt trên 521 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 11, doanh số cho vay chương trình tín dụng hộ cận nghèo đạt trên 201 tỷ đồng với 6.328 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt trên 155 tỷ đồng.

Thẩm định xã Yên Bồng về đích NTM

(HBĐT) - Ngày 19/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Thủy thẩm định xã Yên Bồng về đích NTM năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục