(HBĐT) - Chiều 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang chủ trì cuộc họp bàn giải pháp quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường Hòa Lạc- Hòa Bình. Tham gia cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; đại diện Tổng cục đường bộ ( Bộ GTVT); các sở, ngành chức năng; lãnh đạo các thôn, xóm; lãnh đạo các huyện Kỳ Sơn, Thành phố Hòa Bình và nhà đầu tư đường Hòa Lạc- Hòa Bình.


Chủ tịch Nguyễn Văn Quang kết luận cuộc họp.

Đường Hòa Lạc-TP Hòa Bình có tổng chiều dài 25,69 km, đoạn qua địa phận tỉnh HB dài 19,32 km đã thông xe, nhưng chưa tiến hành nghiệm thu. Tuy nhiên, công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có tình trạng các hộ dân lấn chiếm, tái lấn chiếm phạm vi đất đã GPMB, việc quản lý mốc quy hoạch đường cao tốc Hòa Lạc- TPHB chưa được xác lập, thiếu cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý phạm vi chỉ giới quy hoạch đường cao tốc Hòa Lạc-TPHB.

Sở GTVT đã thông qua dự thảo về việc ban hành quy định quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng trong phạm vi mốc GPMB và phạm vi mốc lộ giới quy hoạch của đường Hòa Lạc-TPHB, địa phận tỉnh HB. Tờ trình về việc ban hành quy chế phối hợp về công tác quản lý, bảo vệ phạm vi mốc GPMB giai đoạn 1, đường Hòa Lạc-TP Hòa Bình, phạm vi mốc GPMB giai đoạn 2 và phạm vi mốc lộ giới quy hoạch của đường Hòa Lạc-TP Hòa Bình, địa phận tỉnh Hòa Bình.

 Dự thảo tờ trình đã quy định rõ phạm vi quản lý, bảo vệ, sử dụng, khai thác , trách nhiệm quản lý và bảo vệ cọc mốc GPMB và phạm vi mốc lộ giới quy hoạch của đường Hòa Lạc-TP Hòa Bình. Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác phối hợp, quản lý, bảo vệ phạm vi mốc quy hoạch và phạm vi mốc lộ giới đường Hòa Lạc-Hòa Bình.

Các ý kiến đều cho rằng việc quản lý mốc giới, đất đai, xây dựng dọc tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế đang phát sinh những vấn đề về quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn giao thông, quản lý quy hoạch đường cao tốc sau này; quản lý trật tự xây dựng nông thôn… Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo quy định quản lý sẽ ảnh hưởng hạn chế quyền sử dụng đất đang là nhu cầu lớn của người dân, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang cho rằng: Dự thảo được xây dựng công khai, dân chủ. Các địa phương đã có nhận thức được tầm quan trọng của tuyến đường và những yêu cầu công tác quản lý. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan tham mưu khẩn trương xây dựng quy định quản lý trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm phù hợp với thực tế để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả khi ban hành. Nhà đầu tư khẩn trương khôi phục mốc lộ giới trong tháng 1/2019, bàn giao cho chính quyền các địa phương quản lý. Tăng cường quản lý chặt chẽ hiện trạng hành lang giao thông, mốc giới tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình, trước mắt, giữ nguyên hiện trạng các loại đất, hạn chế tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất; xem xét các căn cứ pháp lý để quản lý quy hoạch đường cao tốc Hòa Lạc- Hòa Bình. Sở GTVT sớm cụ thể hóa nội dung quản lý ngắn gọn, cụ thể dễ hiểu để tổ chức tuyên truyền về các quy định quản lý hành lang tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình. 

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh,người đứng đầu chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm về công tác quản lý hành lang đường Hòa lạc-TP Hòa Bình.


LC

 

 


Các tin khác


Tổng kết Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn khó khăn nhất tỉnh

(HBĐT) - Chiều 24/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã chủ trì hội nghị của UBND tỉnh tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (đề án).

Đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Quýt Nam Sơn - Tân Lạc"

(HBĐT) - Ngày 24/12, tại xã Nam Sơn, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Quýt Nam Sơn - Tân Lạc". Lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh, đại biểu một số xã bạn thuộc huyện giáp ranh Bá Thước (Thanh Hóa) cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã tham dự sự kiện.

TP Hòa Bình: 79 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

(HBĐT) - Năm 2018, tình hình sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Hòa Bình hoạt động, phát triển khá.

Toàn tỉnh có 55 cơ sở nuôi gà thương phẩm quy mô lớn

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh giá các sản phẩm chăn nuôi duy trì ổn định. Người dân và các doanh nghiệp tích cực tái đàn để phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2019. Hiện toàn tỉnh có 119 nghìn con trâu, 85,4 nghìn con bò, 414 nghìn con lợn, 51,7 nghìn con dê, 7,1 triệu con gia cầm.

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị - hướng đi mới phát triển nuôi cá lồng vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Với chiều dài trên 80 km, hồ thủy điện sông Đà có diện tích mặt nước 8.892 ha với nhiều eo, ngách kéo dài từ đập thủy điện tại TP Hòa Bình đến xã Suối Nánh (Đà Bắc), tiếp giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Theo Sở NN&PTNT, trên vùng hồ sông Đà có 94 loài cá và phân loài, thuộc 71 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong đó có 88 loài cá bản địa, 6 loài cá di nhập. Đặc biệt có 12 loài cá trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Gần đây, trên vùng hồ xuất hiện một số loài cá mới như: trôi Trường Giang, tầm, trê vàng, tiểu bạc... Nơi đây cũng có những tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi các loại cá: trắm đen, diêu hồng, lăng, chiên, tầm, rô phi, bỗng...

Lan rộng mô hình vỗ béo bò ở xã Mỵ Hòa

(HBĐT) - Tìm mua bò gầy về vỗ béo tại chuồng, 3 - 4 tháng sau đã có thể xuất bán cho thương lái. Trừ mọi chi phí, mỗi hộ chăn nuôi thu lãi từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/con, hộ thu lãi nhiều nhất 7 triệu đồng/con. Đó là hiệu quả trông thấy từ mô hình vỗ béo bò ở xã Mỵ Hòa (Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục