(HBĐT) - Chiều 25/12, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận 9 xã đạt chuẩn NTM đợt 2 năm 2018 gồm xã Tu Lý, huyện Đà Bắc; xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; xã Tây Phong, huyện Cao Phong; xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi; xã Yên Bồng, xã Phú Thành, xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy; xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn; xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.

Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định tỉnh đã được nghe báo cáo về kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của 9 xã và kết quả thẩm tra, thẩm định hồ sơ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2018.

Trong 8 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, với tinh thần quyết tâm, sự nỗ lực của cấp uỷ đảng, chính quyền và sự vào cuộc của người dân, bộ mặt NTM các xã đã thay đổi đáng kể. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả. Các xã đã tập trung phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực; xây dựng nhiều mô hình mới, nhân rộng các mô hình sản xuất đang hoạt động hiệu quả. Đặc biệt phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức hợp tác, HTX. Điển hình như mô hình trồng cây sachi xã Dân Hạ; mô hình chăn nuôi gà và trồng cây có múi ở xã Liên Hòa…Năm 2011, bình quân các xã mới đạt 4,1 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân 9 xã đạt 13,3 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo bình quân là 29,84% thì đến hết năm 2018 các xã đã đạt 19 tiêu chí; bình quân các xã tăng 1,86 tiêu chí/xã/năm. Thu nhập bình quân các xã đạt 32,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo là 9,76%. Các xã không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Trên địa bàn 9 xã đã xây dựng được ít nhất một tuyến đường xanh - sạch - đẹp. Về hệ thống tổ chức chính trị và an ninh trật tự xã hội của 9 xã luôn được quan tâm, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có trình độ đạt chuẩn. Công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh, trật tự án toàn xã hội nông thôn tại các xã được tăng cường.


Các thành viên trong Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh bỏ phiếu xét công nhận 9 xã đạt chuẩn NTM đợt 2 năm 2018.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành đã đóng góp, chấm điểm cho các tiêu chí có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của ngành mình và nhất trí đạt 19/19 tiêu chí NTM. Kết quả bỏ phiếu 9 xã đạt 100%. Như vậy các xã đủ điều kiện công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2018.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định ghi nhận và chúc mừng kết quả xây dựng NTM của 9 xã. Như vậy, đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 63 xã đạt chuẩn NTM, vượt kế hoạch 3 xã. Đồng chí yêu cầu các huyện chỉ đạo các xã được công nhận đạt chuẩn tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Bên cạnh đó, đẩy mạnh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, nâng cao đời sống của người dân trong những năm tới, có như vậy xã NTM mới phát triển ổn định bền vững. Đối với Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, đồng chí đề nghị sau cuộc họp thẩm định, khẩn trương hoàn thành báo cáo và hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét ra quyết định công nhận.


Đinh Thắng


Các tin khác


Đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Quýt Nam Sơn - Tân Lạc"

(HBĐT) - Ngày 24/12, tại xã Nam Sơn, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Quýt Nam Sơn - Tân Lạc". Lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh, đại biểu một số xã bạn thuộc huyện giáp ranh Bá Thước (Thanh Hóa) cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã tham dự sự kiện.

TP Hòa Bình: 79 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

(HBĐT) - Năm 2018, tình hình sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Hòa Bình hoạt động, phát triển khá.

Toàn tỉnh có 55 cơ sở nuôi gà thương phẩm quy mô lớn

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh giá các sản phẩm chăn nuôi duy trì ổn định. Người dân và các doanh nghiệp tích cực tái đàn để phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2019. Hiện toàn tỉnh có 119 nghìn con trâu, 85,4 nghìn con bò, 414 nghìn con lợn, 51,7 nghìn con dê, 7,1 triệu con gia cầm.

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị - hướng đi mới phát triển nuôi cá lồng vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Với chiều dài trên 80 km, hồ thủy điện sông Đà có diện tích mặt nước 8.892 ha với nhiều eo, ngách kéo dài từ đập thủy điện tại TP Hòa Bình đến xã Suối Nánh (Đà Bắc), tiếp giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Theo Sở NN&PTNT, trên vùng hồ sông Đà có 94 loài cá và phân loài, thuộc 71 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong đó có 88 loài cá bản địa, 6 loài cá di nhập. Đặc biệt có 12 loài cá trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Gần đây, trên vùng hồ xuất hiện một số loài cá mới như: trôi Trường Giang, tầm, trê vàng, tiểu bạc... Nơi đây cũng có những tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi các loại cá: trắm đen, diêu hồng, lăng, chiên, tầm, rô phi, bỗng...

Lan rộng mô hình vỗ béo bò ở xã Mỵ Hòa

(HBĐT) - Tìm mua bò gầy về vỗ béo tại chuồng, 3 - 4 tháng sau đã có thể xuất bán cho thương lái. Trừ mọi chi phí, mỗi hộ chăn nuôi thu lãi từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/con, hộ thu lãi nhiều nhất 7 triệu đồng/con. Đó là hiệu quả trông thấy từ mô hình vỗ béo bò ở xã Mỵ Hòa (Kim Bôi).

Xã Quy Mỹ nỗ lực giảm nghèo

(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135, Quy Mỹ (Tân Lạc) gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 24,4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 30%. Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền và người dân nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục