Sở dĩ buôn lậu vẫn không ngừng gia tăng và hoạt động chống buôn lậu kém hiệu quả là do vấp phải rất nhiều "nút thắt”, điển hình là tình trạng xoay vòng hóa đơn khiến cho những người làm công tác phòng chống buôn lậu mệt mỏi.


Xoay vòng hóa đơn - chưa thể ngăn chặn

Xoay vòng hóa đơn

Thượng tá Hoàng Văn Nam, Đồn trưởng Đồn biên phòng Vĩnh Nguơn (Thành phố Châu Đốc, An Giang) nói: "Anh em thức trắng đêm, bất kể ngày đêm, gió rét để bắt buôn lậu nhưng bọn chúng lợi dụng cóhóa đơn"như bùa hộ mệnh trong tay” để đối phó coi như công sức bỏ ra bằng không. Chưa kể, bắt xong để trong kho hơn năm nay mà chưa xử lý được gì cả. "Các kho đầy hết, phải trưng dụng 2 phòng làm việc của cán bộ để chứa hàng bắt được” - Thượng tá Nam nói và dẫn phóng viên đi một vòng xem các kho hàng. Nào là thuốc lá, đường cát, điện tử, điện lạnh, gia dụng, quần áo cũng đến mấy chục tấn. Ngoài sân của đơn vị còn có 3 xe chở hàng điện tử bị bắt mấy hôm trước còn để nguyên trên xe, chờ xử lý. Dưới bến sông, mấy ghe, vỏ lãi cũng còn nguyên đấy. "Nếu không xử lý sớm để lâu sẽ xuống cấp, mất giá trị”, thượng tá Nam nói.

Quay lại câu chuyện xoay vòng hóa đơn, thượng tá Nam kể: "Cách đây 10 ngày bắt tận tay lúc chúng đang vận chuyển đường từ vỏ lãi ở kênh Vĩnh Tế lên xe ô tô đưa đi tiêu thụ. Mình biết chắc chắn là hàng buôn lậu. Tuy nhiên, bọn chúng đưa ra hóa đơn "cũ rích”, mà theo luật mình thì phải trả lại, không làm gì được”.

Đại tá Phan Minh Huyền, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh An Giang cho biết: Cách nay chưa đầy tháng, đơn vị bắt được vụ vận chuyển trái phép trên 12 tấn phế liệu từ vỏ lon bia ép thành bánh. Tuy nhiên, chủ hàng trưng hóa đơn nên không xử được mà phải trả lại. "Theo quy định, nếu mình không trả lại thì họ kiện ra tòa nói mình làm khó doanh nghiệp này nọ”, Đại tá Huyền nói.

Đại tá Huyền kể, chứng từ ghi trên hóa đơn mua ở TPHCM, bọn chúng vận chuyển về Hồng Ngự (Đồng Tháp) rồi đem sang Tịnh Biên bán nhưng tự nhiên "đi lạc” sang đây. "Vấn đề này, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị cấp trên nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết”, Đại tá Huyền bộc bạch.

Ngoài ra, còn một vụ khác cũng tương tự là trong tháng 10 bắt được vụ ghe chở 19 tấn đường từ Campuchia về Khánh Bình (An Phú) bị lực lượng biên phòng chặn lại, chủ hàng cũng dùng chiêu tương tự trưng hóa đơn ra, khi đó mất cả tháng đi xác minh này nọ… cuối cùng đành phải trả lại.

Theo Đại tá Huyền trường hợp xe ô tô đậu ở kênh Vĩnh Tế, nếu bắt ở trên biên giới thì mình đủ căn cứ nói họ buôn lậu, chứ còn bắt ở bên này kênh Vĩnh Tế thì thua, vì họ trưng ra các loại giấy tờ được phép nhập khẩu. Điển hình như trường hợp bắt xe tải ở xã Nhơn Hưng (Tịnh Biên) chở 100 bao đường cát không nhãn mác, sau khi lên tận TPHCM xác minh và cuối cùng cũng phải trả lại cho họ.

 

Đại tá Nguyễn Thượng Lễ, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang kiến nghị: Phương tiện vi phạm sau khi tịch thu đề nghị Bộ Tài chính giao cho UBND cấp tỉnh trang bị lại cho lực lượng chống buôn lậu để phục vụ công tác vì đưa ra bán đấu giá thời gian lâu, phương tiện xuống cấp và giá trị thu được không cao. Đề nghị có biện pháp xử lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực biên giới; các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng liên quan đến hàng nhập lậu và hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hồ sơ bán đấu giá hàng hóa tịch thu nhằm ngăn chặn tình trạng các đối tượng buôn lậu lợi dụng những kẻ hở của cơ chế chính sách và sơ hở của lực lượng chức năng để hoạt động.

Chưa có giải pháphiệu quả

Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang dự báo, tình hình buôn lậu thời gian tới diễn biến phức tạp, tăng cao do nhu cầu về mặt hàng đường cát tăng để đáp ứng thị trường Tết. Hơn nữa, địa bàn biên giới rộng nên thuận lợi cho buôn lậu nhưng lại khó khăn cho lực lượng kiểm tra. Ngoài ra, việc xử lý hình sự hóa mặt hàng thuốc lá vẫn còn nhiều bất cập, vô hình chung tạo điều kiện cho đối tượng buôn lậu để gia tăng quy mô, phương thức hoạt động.

Cán bộ phòng Nghiệp vụ Chi Cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp cho biết, buôn lậu tìm mọi cách, đặc biệt là các kẽ hở của luật để đối phó với lực lượng chức năng. Theo vị này, việc xoay vòng hóa đơn là một trong những "nút thắt” trong công tác đấu tranh chống buôn lậu mà đến nay vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả.

Việc xoay vòng hóa đơn để hợp thức hàng buôn lậu không chỉ là khó khăn riêng An Giang hay Đồng Tháp mà nhiều địa phương khác cũng thế. Tại Đồng Tháp xử lý trường hợp xoay vòng hóa đơn bằng cách khi bắt được "đánh dấu” trênhóa đơn đó, nếu lần sau họ còn sử dụng hóa đơn này nữa thì mình biết ngay. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp phần ngọn, ít hiệu quả.

Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang dự báo, tình hình buôn lậu thời gian tới diễn biến phức tạp, tăng cao do nhu cầu về mặt hàng đường cát tăng để đáp ứng thị trường Tết. Hơn nữa, địa bàn biên giới rộng nên thuận lợi cho buôn lậu nhưng lại khó khăn cho lực lượng kiểm tra. Ngoài ra, việc xử lý hình sự hóa mặt hàng thuốc lá vẫn còn nhiều bất cập, vô hình chung tạo điều kiện cho đối tượng buôn lậu để gia tăng quy mô, phương thức hoạt động.

 

                                                                                    Theo báo Tiền Phong



Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục