*Tại huyện Lạc Sơn: Đoàn công tác đã làm việc và kiểm tra sản xuất tại xã Vũ Lâm và thăm mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi tại xã Hương Nhượng.
Đoàn công tác kiểm tra mô hình chăn nuôi gà Lạc Sơn tại xã Hương Nhượng
Huyện Lạc Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân. Các địa phương đang chuẩn bị vật tư, phân bón, triển khai kế sản xuất. Vụ sản xuất này, huyện có 10.500 ha, trong đó lúa 3.500 ha, còn lại là các loại cây màu, trồng 850 ha rừng... Đến nay, huyện đã làm đất được 84% kế hoạch, cấy được 500 ha lúa... Huyện đã chuyển đổi 100 ha sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như: ngô, mía tím, bí đỏ, cây họ bầu, bí lấy hạt. Nguồn nước nhìn chung bảo đảm hơn so với năm 2018. Công tác công tác phòng- chống dịch bệnh đượchuyện quan tâm... Đoàn công tác đề nghị: Huyện Lạc Sơn rà soát tiến độ, tập trung chỉ đạo gieo cấy hoàn thành trong tháng 2, trồng ngô và các loại cây màu trong tháng 3; nâng cao hiệu quả trồng rừng, quan tâm công tác phòng- chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, quản chặt chẽ nguồn nước phục vụ sản xuất, chú trọng xây dựng các sản phẩm có lợi thế đặc thù như gà, hạt dổi...thực hiện xây dựng NTMgắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp...
*Tại huyện Cao Phong: Đoàn công tác đã kiểm tra thực địa tại xã Tây Phong. Sản xuất của huyện Cao Phong tập trung vào hai loại cây trồng chủ lực là cây có múi và mía.
Đoàn công tác kiểm tra mô hình cam ở xã Tây Phong.
Tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện là 3.000 ha, trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh: 1.344 ha, sản lượng niên vụ 2018-2019 đạt 3,5 vạn tấn. Toàn huyện đã thu hoạch xong các loại cam chín sớm và giống chín chính vụ, riêng giống cam V2, các nhà vườn đang bán với giá từ 25-30.000 đồng/kg. Diện tích mía có gần 2.700 ha, trong đó đã cho thu hoạch đạt 66,18% diện tích, giá trị bình quân từ 100- 200 triệu/ha. Hiện, thời tiết diễn biến thuận lợi, cam ra hoa sai, dự tính cam tiếp tục được mùa. Huyện đang chỉ đạo các xã chuyển đổi đất trồng lúa, cây màu không bảo đảm nước tưới sang các cây trồng khác với diện tích 145 ha. Công tác quản lý đàn gia súc, gia cầm, phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng được quan tâm, chưa để xảy ra cháy rừng... Mặc dù vậy,việc tiêu thụ các sản phẩm chủ lực như mía, cam, quý, cá sông Đà phụ thuộc vào thị trường, liên kết sản xuất chưa phát triển mạnh... Đánh giá cao công tác chỉ đạo sản xuất của huyện Cao Phong xây dựng được vùng cam trọng điểm, giá trị hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, Đoàn công tác đề nghị huyện tập trung chỉ đạo tốt sản xuất vụ xuân 2019. Trong đó tổ chức quản lý quy hoạch phát triển vùng cây có múi, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ gìn thương hiệu cam Cao Phong. Chú trọng thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị, có giải pháp chủ động sản xuất giống mía tại chỗ theo hình thức nuôi cấy mô...
LC