(HBĐT) - Thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, phụ nữ Hòa Bình luôn cố gắng nỗ lực vươn lên, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình ở nhiều lĩnh vực của đời sống KT-XH. Các chị trở thành những người truyền cảm hứng, lan tỏa, tiếp thêm động lực cho thế hệ trẻ và là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ tại các địa phương.


Chị Bùi Thị Thanh, Chi hội phụ nữ xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) là một điển hình thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Thực hiện lời dạy của Bác "Đoàn kết là sức mạnh, đồng bào miền núi trước hết là phụ nữ cần phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau”, chị Thanh đã nhiệt tình giúp các hội viên phụ nữ hoàn cảnh kinh tế khó khăn vươn lên thoát nghèo,làm giàu. Chị hỗ trợ vay vốn không tính lãi,cho mượn diện tích mặt bằng để kinh doanh… Chị luôn khích lệ, động viên chị em nỗ lực, chăm chỉ, quyết tâm để thay đổi cuộc sống. Nhờ sự hỗ trợ vốn và động viên tích cực của chị, nhiều chị đã ăn nên làm ra, phát triển được trang trại chăn nuôi như chị Linh, chị Dung cùng Chi hội. Trong phát triển kinh tế gia đình,chị Thanh luôn chăm chỉ, cần mẫn, sáng tạo, từ đó trở thành tấm gương để chị em học tập, noi theo. Với những hành động, việc làm thiết thực, chị Thanh được các cấp, các ngành ghi nhận, khen thưởng.


Hội LHPN xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) tổ chức giao lưu văn nghệ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Là người đam mê, nhiệt huyết, ham học hỏi,mạnh dạn, sáng tạo trong chuyển đổi mô hình kinh tế, chị Nguyễn Thị Thu, hội viên Chi hội phụ nữ xóm An Ninh, xã Phú Lão (Lạc Thủy) cũng đã có những thành công, trở thành gương phụ nữ điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ sở thích trồng hoa, yêu hoa, chị Thu đã tìm hiểu về các loại hoa, đặc tính, cách trồng, chăm sóc… Nhận thấy nhu cầu thị trường về hoa và cây cảnh cộng với thuận lợi sẵn có của gia đình là đất sản xuất, chị Thu bàn bạc cùng chồng chuyển đổi mô hình kinh tế từ kinh doanh dịch vụ sang đầu tư trồng hoa, cây cảnh.Từ tháng 2/2017, gia đình chị mạnh dạn đầu tư trồng 700 gốc hoa hồng trên diện tích 3 sào đất vườn với 2 loại hồng chính là hồng cổ Sa Pa và hồng Vân Khôi. Khi cây sinh trưởng,phát triển tốt, chị Thu chiết, ghép để nhân rộng gốc hoa. Mùa hoa nở rộ, chị Thu tận dụng cánh hoa để làm tinh dầu hoa hồng phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình và làm quà tặng. Từ mô hình trồng hoa, mỗi năm, gia đình chị thu nhập thêm trên 300 triệu đồng,tạo việc làm cho 3 lao động với thu nhập ổn định 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài diện tích trồng hoa hồng, gia đình chịm ở rộng vườn với khu nhà lưới trồng hoa lan. Đây cũng là loài hoa có giá trị kinh tế cao,dự định trong thời gian tới mở cửa khu vườn thành nơi thăm quan, dã ngoại cuối tuần.

Ở tổ 20, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), nhiều người biết đến chị Đào Thị Hương là người phụ nữ có tấm lòng nhân ái,tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những người khó khăn. Không chỉ năng động, nhiệt tình trong mọi phong trào của Hội, chị luôn quan tâm đặc biệt đến các hoạt động nhân đạo, từ thiện như: Thăm hỏi hội viên, phụ nữ ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo; vận động ủng hộ xây dựng "Mái ấm tình thương”, "Quỹ vì người nghèo”…Bằng sự đồng cảm và tấm lòng nhân ái trước hoàn cảnh khó khăn của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, năm 2012, chị thực hiện ý tưởng "Nồi cháo tình thương". Chị vận động các nhà hảo tâm trên địa bàn phường Đồng Tiến cùng đóng góp, đều đặn 6h30, sáng thứ 5 hàng tuần nấucháo phát phát miễn phí cho các bệnh nhân. "Nồi cháo tình thương” của chị Hương đã mang đến cho những gia đình bệnh nhân sự ấm áp, sẻ chia đầy nghĩa tình. Đến năm 2017 chị Hương chuyển sang phát nước ngũ cốc dinh dưỡng cho các bệnh nhân. Năm 2018, chị Hương được Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình tặng giấy khen,Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh tri ân "Tấm lòng vàng” vì đã có sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn đối với người bệnh.

Đối với chị Bùi Thị Miền, Chi hội phụ nữ xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) -tấm gương phụ nữ khuyết tật vượt lên số phận, thành lập tổ may "Những vòng trăng khuyết tật”để lại ấn tượng đặc biệt bởi nghị lực của mình. Chị Miền đã phấn đấu để chứng tỏ người khuyết tật cũng có thể làm được mọi việc như người bình thường. Chị đăng ký và quyết tâm học nghề rồi trở về quê hương mạnh dạn thuê cơ sở,đầu tư máy móc mở xưởng may.Tuy mới hoạt động từ tháng 3/2018 nhưng xưởng may đã tạo được uy tín,nhận được nhiều đơn đặt hàng. Hiện, xưởng có 8 thợ may với mức lương trả khoán theo sản phẩm từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị Miền còn dạy nghề miễn phí cho chị em có nhu cầu. Đến nay, chị đã dạy nghề cho trên 10 lượt người…

 

Hồng Duyên


Các tin khác


Hiệu quả liên kết sản xuất chăn nuôi lợn thịt

(HBĐT) - Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, giá thịt lợn hơi trên thị trường tăng mạnh từ 40.000 - 42.000 đồng/kg lên 46.000 - 48.000 đồng/kg. Hộ chăn nuôi tham gia Dự án liên kết sản xuất thịt lợn, sản phẩm thịt lợn theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) của thành phố Hòa Bình và huyện Kim Bôi phấn khởi bởi giá lợn hơi tăng theo chiều hướng có lợi, sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu. Thịt lợn theo chuỗi được giá, đắt hàng, người tiêu dùng yên tâm sử dụng bởi được áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, chất lượng ATTP được cấp có thẩm quyền chứng nhận.

Hiệu quả liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là một trong những hồ nhân tạo lớn, diện tích ở tỉnh ta khoảng 8.900 ha, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Nơi đây có hệ thủy sinh đa dạng, phong phú, nước hồ sạch, đặc biệt nhiều loại cá quý, đặc hữu, rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá. Thời gian qua, có nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư, liên kết nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bước đầu tạo sự phát triển bền vững.

Khó khăn trong công tác giảm nghèo ở xã Kim Sơn

(HBĐT) - Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã Kim Sơn (Kim Bôi) chiếm 21,31%, hộ cận nghèo chiếm 25,48 %. Nhiều hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo. Bên cạnh đó, một số hộ nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước nên không muốn thoát nghèo. Hiện nay, trăn trở lớn nhất của cấp ủy, chính quyền xã Kim Sơn là giải pháp nào để giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,74% vào cuối năm 2019

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình năm 2019.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 285 tỷ đồng

(HBĐT) - Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước của tỉnh năm 2019 là 2.470,619 tỷ đồng. Tỉnh đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án với số vốn 2.027,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.438,6 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 285,97 tỷ đồng; vốn nước ngoài 302,96 tỷ đồng.

Kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu bứt phá trong năm 2019

(HBĐT) - Năm 2019 là năm "nước rút" triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 1 trong 9 chỉ tiêu nếu duy trì mức độ phát triển các năm trước sẽ đạt và vượt mục tiêu kế hoạch. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương về những quyết tâm, nỗ lực của ngành trong triển khai các giải pháp để kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2019 tiếp tục có sự bứt phá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục