Ngày 10-3, trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, UBND tỉnh Đác Lắc phối hợp các bộ, ngành T.Ư tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đác Lắc năm 2019.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đác Lắc

Đồng chí Trương Hòa Bình đến dự và chủ trị Hội nghị.

Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đến dự và chủ trị hội nghị. Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư; lãnh đạo một số tỉnh miền trung - Tây Nguyên, các đoàn khách quốc tế cùng hơn 700 nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đác Lắc Phạm Ngọc Nghị nêu rõ những tiềm năng, thế mạnh, những chủ trương, chính sách của tỉnh Đác Lắc trong thu hút đầu tư với thông điệp "Tiềm năng của tỉnh Đác Lắc - cơ hội của doanh nghiệp”.

Tỉnh Đác Lắc có diện tích tự nhiên hơn 13.000 km2, chủ yếu là đất ba-zan màu mỡ, khí hậu ôn hòa phù hợp với các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà-phê, cao-su… Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều danh lam, thắng cảnh, bản sắc văn hóa đa dạng, cho nên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, phát triển điện năng lượng mặt trời, điện gió. Hiện nay, ngoài khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh đang đầu tư xây dựng khu công nghiệp Phú Xuân với diện tích hơn 300 ha… nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức đầu tư, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế lớn... Đác Lắc cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, có các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư vào địa phương, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông - vận tải, du lịch....

Tại Hội nghị, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế trình bày tham luận phân tích tiềm năng, thế mạnh trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đác Lắc. Qua đó, gợi mở, định hướng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xác định chương trình, kế hoạch đầu tư trước mắt và lâu dài.

Trong đó, đáng chú ý là tham luận: "Đác Lắc hướng tới động lực phát triển mới” của PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: Đác Lắc có nhiều tiềm năng phát triển nhưng trên thực tế chưa tận dụng hết tiềm năng, phát triển chưa đúng tầm. Là thủ phủ của Tây Nguyên nhưng GDP bình quân đầu người năm 2018 của Đác Lắc mới đạt 41,1 triệu đồng, trong khi đó, mức trung bình cả nước là 58,5 triệu đồng. Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, để tiếp tục tăng tưởng cao hơn, Đác Lắc cần có cách tiếp cận động lực tăng trưởng mới theo hướng tạo đột phá để bứt phá. Về định hướng chung, Đác Lắc cần từ bỏ cách tiếp cận lấy tài nguyên thiên nhiên làm động lực chính, coi khai thác tài nguyên thô làm phương thức chủ đạo của tăng trưởng. Tỉnh cần chấm dứt triệt để xu hướng "tăng diện tích canh tác, diện tích gieo trồng”, coi đây là một thành tích. Ngược lại, phải có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi phá rừng lấy đất canh tác. Tỉnh cần định hướng xây dựng chuỗi sản xuất đối với các sản phẩm lợi thế, hướng tới giá trị gia tăng cao thành định hướng ưu tiên trong chiến lược tái cơ cấu kinh tế của tỉnh; khuyến khích thu hút đầu tư tạo chuỗi, đặc biệt là các công đoạn chế biến sâu cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh; áp dụng nguyên tắc khuyến khích, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư tạo chuỗi nhằm mục tiêu lôi kéo các nhà đầu tư lớn, đóng vai trò dẫn dắt chuỗi đầu tư vào tỉnh...

Trao đổi ý kiến tại Hội nghị, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho rằng, để nâng cao số lượng, chất lượng đầu tư, tỉnh Đác Lắc cần xác định rõ danh mục, lĩnh vực, kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư. Tỉnh cần ưu tiên lĩnh vực phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; hình thành các cụm liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh liên kết vùng miền trung - Tây Nguyên, trong đó xác định rõ Đác Lắc giữ vai trò trung tâm. Phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết tiếp tục hỗ trợ tỉnh Đác Lắc trong thu hút đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, Đác Lắc đã định hướng đúng khi mạnh dạn tập trung phát triển nông nghiệp đặc hữu; ưu tiên công nghiệp chế biến nông sản và hình thành vùng chuyên canh cà-phê lớn. Trên lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng đề xuất, ngoài sản xuất cà-phê bền vững, Đác Lắc nên đẩy mạnh phát triển cây ăn quả đặc sản.

Đại diện một số nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng nêu rõ những bất cập, tồn tại cần khắc phục và những kiến nghị đối với tỉnh Đác Lắc và các bộ, ngành T.Ư về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tự tin, mạnh dạn đầu tư khai thác những tiềm năng, thế mạnh, nhất là thế mạnh mang tính đặc thù của tỉnh...

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao việc tỉnh Đác Lắc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019. Phó Thủ tướng biểu dương thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Đác Lắc trong những năm qua, nhất là từ 2014 đến nay đã thu hút 294 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 25 nghìn tỷ đồng, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh hơn 8,5%/năm. Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, với tâm huyết và quyết tâm đầu tư của các nhà doanh nghiệp, thời gian tới Đác Lắc sẽ tạo đột phá, phát triển nhanh và bền vững. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đác Lắc là thủ phủ cà-phê cả nước, có nhiều tiềm năng thế mạnh, nhưng hiện nay còn thuộc diện tỉnh khó khăn. Vì vậy, Đác Lắc cần đổi mới tư duy, có tầm nhìn mới, tạo xung lực mới, không để tụt hậu. Cùng với khai thác những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nhân lực, Đác Lắc phải khẳng định lại mình với tâm thế là tỉnh lớn của nước nhà, nỗ lực để đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân cả nước; cần tìm tòi, sáng tạo, tìm cách làm mới, tạo đột phá mới trong phát triển kinh tế.

Cụ thể, Đác Lắc cần có quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa trong xây dựng kết cấu hạ tầng, gắn quy hoạch vùng với quy hoạch từng ngành, lĩnh vực. Trong đầu tư phát triển kinh tế, chú trọng bảo đảm môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại chỗ. Ngoài ra, Đác Lắc cũng phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, nước và rừng. Phó Thủ tướng yêu cầu Đác Lắc rà soát, điều chỉnh những bất cập, khắc phục yếu kém, biến tiềm năng hiện có thành hiện thực trong phát triển kinh tế; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, làm ăn hiệu quả, đưa Đác Lắc vươn lên tốp đầu ở khu vực miền trung - Tây Nguyên.

Dịp này, UBND tỉnh Đác Lắc đã ký kết Chương trình hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 13 dự án với tổng vốn hơn 14 nghìn tỷ đồng; trao Bản ghi nhớ đầu tư cho 19 dự án với tổng số vốn hơn 57 nghìn tỷ đồng.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Huy động lực nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV

(HBĐT) - Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 35/2012/NQ-HĐND ngày 10/7/2012, huyện Lương Sơn và các xã phía bắc huyện Lạc Thủy được xác định là vùng đô thị - công nghiệp, vùng động lực KT-XH của tỉnh, là động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển.

Triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 33, ngày 28/2/2019 về thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).

Giá điện tăng, xăng lên mạnh: Đắt đỏ mớ rau con cá , lo mâm cơm nhà dân

Xăng dầu đang vào "đà” tăng mạnh, giá điện cũng sẽ được điều chỉnh thời gian tới khiến cho áp lực tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ ngày càng hiện hữu.

Tìm hướng đi mới cho vùng mía nguyên liệu

(HBĐT) - Xác định cây mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, tỉnh ta đã xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía đường. Với mục đích hướng tới sản xuất bền vững, vấn đề không chỉ dừng lại ở mở rộng quy mô diện tích mà còn phải thay thế giống mía cũ bằng giống mới có năng suất cao hơn, đẩy mạnh cơ giới hóa để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh có nguy cơ tiếp tục không đạt kế hoạch sau nhiều năm khó khăn.

Hiệu quả liên kết sản xuất chăn nuôi lợn thịt

(HBĐT) - Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, giá thịt lợn hơi trên thị trường tăng mạnh từ 40.000 - 42.000 đồng/kg lên 46.000 - 48.000 đồng/kg. Hộ chăn nuôi tham gia Dự án liên kết sản xuất thịt lợn, sản phẩm thịt lợn theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) của thành phố Hòa Bình và huyện Kim Bôi phấn khởi bởi giá lợn hơi tăng theo chiều hướng có lợi, sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu. Thịt lợn theo chuỗi được giá, đắt hàng, người tiêu dùng yên tâm sử dụng bởi được áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, chất lượng ATTP được cấp có thẩm quyền chứng nhận.

Hiệu quả liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là một trong những hồ nhân tạo lớn, diện tích ở tỉnh ta khoảng 8.900 ha, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Nơi đây có hệ thủy sinh đa dạng, phong phú, nước hồ sạch, đặc biệt nhiều loại cá quý, đặc hữu, rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá. Thời gian qua, có nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư, liên kết nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bước đầu tạo sự phát triển bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục