(HBĐT) - Để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn huyện Kim Bôi tập trung chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi đã mang lại lợi ích kép cho nông dân.

Gia đình bà Bùi Thị Hồng ở xóm Đồi 1, xã Kim Tiến nuôi bò từ nhiều năm nay. Năm 2016, gia đình bà đăng ký thực hiện mô hình và được hỗ trợ giống trồng 500 m2 cỏ VA06. Thời điểm đó, gia đình bà nuôi 4 con bò. Sau hơn 1 năm thực hiện mô hình, thấy có hiệu quả, thức ăn từ cỏ giúp đàn bò phát triển tốt. Mới đây, gia đình bà mua thêm 2 con bò, nâng tổng số đàn bò của gia đình lên 6 con. 


Xã Kim Tiến (Kim Bôi) phát triển diện tích trồng cỏ voi để chăn nuôi bò, đem lại hiệu quả kinh tế.

Kim Tiến là một trong những xã thực hiện đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò của huyện. Nhờ thực hiện mô hình, tổng đàn trâu, bò của xã tăng từ trên 900 con năm 2016 lên trên 1.100 con vào cuối năm 2018. Hiện, toàn xã có 20 hộ thực hiện mô hình trồng cỏ VA06 với diện tích 0,8 ha, trong đó, xóm Đồi 1 trồng nhiều nhất.

Theo thống kê, đến hết tháng 2, trên địa bàn huyện Kim Bôi có tổng đàn trâu 19.920 con, đàn bò 7.167 con. Hiện, thức ăn cho bò chủ yếu từ các sản phẩm phụ của nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây ngô, lá mía... Mặt khác, diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp, diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi còn hạn chế. Do đó, nguồn thức ăn thô, xanh chủ động cho đại gia súc vẫn thiếu, nhất là vào mùa đông.
Đến nay, tổng diện tích trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc khoảng 70 ha, trong đó có khoảng 95% diện tích cỏ mọc tự nhiên, bãi cỏ chăn thả và 5% diện tích cỏ trồng cao sản như cỏ voi năng suất từ 250 - 300 tấn/ha/năm, cỏ VA06 năng suất từ 400-500 tấn/ha/năm. Các giống cỏ này đã được trồng thử nghiệm tại một số xã cho giá trị dinh dưỡng, năng suất cao, song đòi hỏi điều kiện kỹ thuật canh tác và chi phí để duy trì sản xuất cũng khá cao. Hiện tại, trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất thức ăn quy mô công nghiệp. Mới chỉ có một số hộ tự chế biến thức ăn nhưng mang tính tự phát, quy mô nhỏ. 

Đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển trồng cỏ vỗ béo đàn bò có quy mô vừa và lớn theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm. Phát triển chăn nuôi bò theo phương thức bán thâm canh nhằm ổn định và phát triển đàn, tạo ra sản phẩm thịt bò với số lượng, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đề án được triển khai thực hiện ở 12 xã có số lượng đàn bò lớn, diện tích đất trồng ngô, mía nhiều là Cuối Hạ, Mỵ Hoà, Nam Thượng, Kim Truy, Kim Bình, Kim Tiến, Hạ Bì, Thượng Bì, Vĩnh Đồng, Hợp Đồng, Tú Sơn, Đú Sáng. Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Kim Bôi sẽ tăng diện tích cỏ từ 70 ha lên 78 ha. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 40 tỷ đồng, trong đó, các hộ dân tham gia đề án đóng góp trên 38 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 2 tỷ đồng, nguồn lồng ghép trên 200 triệu đồng. 

Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò là hướng phát triển kinh tế mới. Sau hơn 2 năm triển khai đề án, đến hết năm 2018, toàn huyện trồng được hơn 2 ha cỏ VA06 với 70 hộ tham gia, qua đó vỗ béo được 240 con bò. Với 1 tháng vỗ béo, trung bình mỗi con tăng từ 16-18 kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư trực tiếp và chi phí khấu hao từ trồng cỏ, mỗi tháng lợi nhuận bình quân thu được đạt trên 800 nghìn đồng/con. Từ thực tế trên cho thấy, mô hình trồng cỏ để chăn nuôi bò bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, bởi trồng cỏ vừa tốn ít chi phí, ít công chăm sóc mà giá thành các loài vật nuôi cao.


                                                                                                               Hải Linh

Các tin khác


Xã Quyết Chiến thực hiện các giải pháp nâng cao thu nhập

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Tân Lạc khoảng 20 km, xã vùng cao Quyết Chiến thuộc vùng 135, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 19 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31%. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Quyết định chủ trương đầu tư cho 14 dự án

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã quyết định chủ trương cho 14 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 1.577 tỷ đồng, tăng 1 dự án so với cùng kỳ năm trước, về vốn đăng ký tăng khoảng 954,7 tỷ đồng. Lũy kế đến hết quý I/2019, trên địa bàn tỉnh có 536 dự án. Trong đó có 38 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 625 triệu USD; 498 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 67.900 tỷ đồng.

Khẳng định thương hiệu Bê tông Lâm Bình

(HBĐT) - Sau gần 18 năm thành lập, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Lâm Bình đã khẳng định vị trí vững chắc là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bê tông và cột điện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Với việc luôn thực hiện nghiêm phương châm: "Định lượng chính xác – Chất lượng đảm bảo”, sản phẩm của công ty đã phủ khắp thị trường Hòa Bình, các tỉnh vùng Tây Bắc và xuất khẩu sang Lào.

Huyện Kỳ Sơn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, lĩnh vực CN - TTCN của huyện Kỳ Sơn có sự phát triển ổn định, đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Chứng khoán tuần tới: Nghiêng về kịch bản điều chỉnh và tích lũy

Dù thị trường đang thu hút được giới đầu tư giải ngân mạnh nhưng giới phân tích vẫn nhận định không mấy lạc quan về thị trường chứng khoán trong nước tháng Ba này.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đác Lắc

Ngày 10-3, trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, UBND tỉnh Đác Lắc phối hợp các bộ, ngành T.Ư tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đác Lắc năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục