(HBĐT) - Thời gian qua, lĩnh vực CN - TTCN của huyện Kỳ Sơn có sự phát triển ổn định, đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.


Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam chi nhánh Hòa Bình,  xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động địa phương.

Chúng tôi đến thăm Công ty CP Sơn Thủy, xã Dân Hòa. Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ để phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho thị trường trong nước. Hiện tại, công ty có 2 nhà máy sản xuất các sản phẩm từ gỗ, thực hiện doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 200 lao động với thu nhập khoảng 5,5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2018 thực hiện doanh thu 450 tỷ đồng, duy trì việc làm ổn định cho 200 lao động với thu nhập bình quân từ 5,5 - 7 triệu đồng/ người/ tháng.  Công ty nộp ngân sách Nhà nước bình quân 20 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 1/3 ngân sách Nhà nước của huyện Kỳ Sơn. Không chỉ có hoạt động sản xuất, công ty còn  hợp tác trồng rừng được khoảng 5.000 ha ở trong và ngoài huyện, mang lại thu nhập cũng như giải quyết việc làm cho người dân các địa phương.  

Đồng chí Trần Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Kỳ Sơn cho biết: Huyện đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển sản xuất - kinh doanh. Theo đó, lĩnh vực CN - TTCN có sự tăng trưởng khá ổn định. Toàn huyện có hàng trăm cơ sở sản xuất CN - TTCN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, may mặc, sản xuất chổi chít...  Năm 2018, giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện đạt 780 tỷ đồng, vượt 6% so với kế hoạch, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vẫn duy trì các sản phẩm: đá xây dựng các loại 85.000 m3; cát, sỏi 82.000 m3; gạch xây dựng các loại 84 triệu viên; ống cống bê tông 11.500 cái; chổi chít 15 triệu cái; xen hoa sắt xếp 11.200 m2; khung nhôm cửa kính 11.400 m2; đồ mộc dân dụng 33.300 sản phẩm; may mặc 15.000 sản phẩm; chế biến lâm sản 28.000 m3; chế biến nông sản 105.000 tấn... Trong quý I năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 126,3 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ và đạt 14,7% kế hoạch năm.  Kỳ Sơn là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, huyện có tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình, tuyến QL 6 chạy qua. Tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt  dự án đầu tư hạ tầng KCN Mông Hóa, Yên Quang, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu triển  khai các dự án phát triển công nghiệp. Các dự án đầu tư hạ tầng công nghiệp đang được khởi động tích cực. KCN Yên Quang được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được công bố quy hoạch. KCN Mông Hóa được tỉnh chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB, thu hút đầu tư. UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Phú Mỹ nghiên cứu đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Mông Hóa trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt 235,86 ha; đồng ý cho tập đoàn này khảo sát mở rộng giai đoạn II, KCN Mông Hóa. UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng khu TĐC cho các hộ dân KCN Mông Hóa để chỉ đạo thực hiện mục tiêu tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Hiện, có nhiều nhà đầu tư lớn đang nghiên cứu khảo sát triển khai các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. 

Riêng KCN Mông Hóa đã có nhiều doanh nghiệp đang đầu tư gồm: Dự án nhà máy chế biến trái cây của Công ty CP nước ép trái cây châu Á vốn đầu tư 250 tỷ đồng; nhà máy sản xuất phân bón Hòa Bình của Công ty CP phân bón và hóa chất Hòa Bình vốn 20 tỷ đồng; dự án sản xuất vật tư y tế của Công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Hòa Bình vốn 100 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất nhôm Gia Anh - Galco cuiar của Công ty CP Tập đoàn Nam Thái vốn đầu tư 200 tỷ đồng…

Đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc dân dụng đã có nhiều dự án như: Dự án nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam; nhà máy chế biến kinh doanh tổng hợp của Công ty CP Vitech Hòa Bình vốn đầu tư 100 tỷ đồng; nhà máy chế biến gỗ của Công ty MTV Nông sản Tân Thái vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng…Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc chổi chít, gia công cơ khí cũng thu hút được nhiều dự án đầu tư như:  Dự án khai thác và chế biến đá bazan của công ty CP MCC và công ty CP Vimeco tại xã Phú Minh vốn đầu tư 113 tỷ đồng; xưởng sản xuất công nghiệp phụ trợ của Công ty CP Cơ điện Kinh Bắc vốn đầu tư 14 tỷ đồng… Như vậy, trong tương lai không xa lĩnh vực CN - TTCN của huyện Kỳ Sơn sẽ phát triển sôi động. 


 Lê Chung        


Các tin khác


Toàn tỉnh phát triển 4.500 lồng nuôi cá

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ nhỏ gần 2.700 ha, 4.500 lồng nuôi cá, 43 trang trại, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản (có 13 cơ sở chuyên nuôi thủy sản, 30 cơ sở kết hợp nuôi thủy sản).

Gặp gỡ những gương phụ nữ điển hình

(HBĐT) - Thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, phụ nữ Hòa Bình luôn cố gắng nỗ lực vươn lên, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình ở nhiều lĩnh vực của đời sống KT-XH. Các chị trở thành những người truyền cảm hứng, lan tỏa, tiếp thêm động lực cho thế hệ trẻ và là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ tại các địa phương.

Huy động lực nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV

(HBĐT) - Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 35/2012/NQ-HĐND ngày 10/7/2012, huyện Lương Sơn và các xã phía bắc huyện Lạc Thủy được xác định là vùng đô thị - công nghiệp, vùng động lực KT-XH của tỉnh, là động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển.

Triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 33, ngày 28/2/2019 về thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).

Giá điện tăng, xăng lên mạnh: Đắt đỏ mớ rau con cá , lo mâm cơm nhà dân

Xăng dầu đang vào "đà” tăng mạnh, giá điện cũng sẽ được điều chỉnh thời gian tới khiến cho áp lực tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ ngày càng hiện hữu.

Tìm hướng đi mới cho vùng mía nguyên liệu

(HBĐT) - Xác định cây mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, tỉnh ta đã xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía đường. Với mục đích hướng tới sản xuất bền vững, vấn đề không chỉ dừng lại ở mở rộng quy mô diện tích mà còn phải thay thế giống mía cũ bằng giống mới có năng suất cao hơn, đẩy mạnh cơ giới hóa để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh có nguy cơ tiếp tục không đạt kế hoạch sau nhiều năm khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục