(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã tập trung quán triệt, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, phát triển kinh tế đồi rừng đang là một trong những thế mạnh của địa phương.


Đồi keo và cơ sở chế biến lâm sản đem lại cho gia đình ông Đặng Đắc Phú, xóm Mạnh Tiến, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) thu nhập từ 200-250 triệu đồng/năm.

Đồng chí Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết: "Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, những năm qua, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tối đa lợi ích từ rừng. Trong đó, tập trung phát triển diện tích cây nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến lâm sản ngay tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Đồng thời, xã tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường giao thông nhằm hỗ trợ tối đa sản xuất lâm nghiệp".

 Hiện, tổng diện tích rừng của xã Yên Bồng hơn 600 ha, trong đó, rừng sản xuất 420 ha, gồm có keo tai tượng, bạch đàn... Trong đó, nhiều hộ dân lựa chọn việc trồng rừng, chế biến lâm sản là hướng phát triển kinh tế. Hộ trồng ít 2 - 3 ha, hộ nhiều trồng hàng chục ha. Bên cạnh đó, việc chế biến lâm sản đem lại thu nhập cao và ổn định thay vì xuất thô nguyên liệu. Những năm qua, xã duy trì tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo nhân dân trồng rừng, khai thác hiệu quả các tiềm năng từ rừng. Năm 2018, xã trồng mới thêm 7,4 ha keo giống, nâng độ che phủ rừng lên 45%, cả 9/9 xóm đều có diện tích rừng.

Ông Đặng Đắc Phú, xóm Mạnh Tiến là một trong những hộ có diện tích keo lớn nhất xã với 10 ha. Hàng năm, ông khai thác từ 1.200 -1.500 m3 gỗ, chế biến gia công ngay tại cơ sở của gia đình, đem lại nguồn thu từ 200 - 250 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/người/tháng. Ông Phú cho biết: "Tôi trồng rừng phát triển kinh tế hơn 10 năm nay. Rừng không mất nhiều công chăm sóc, lại cho thu nhập ổn định, hiệu quả hơn so với các loại cây truyền thống khác. Bên cạnh đó, nhờ đầu tư cơ sở chế biến lâm sản ngay tại nhà, thu nhập được nâng cao hơn nhiều so với việc bán nguyên liệu thô".

Qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trồng rừng. Phát triển kinh tế đồi rừng không chỉ nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn tạo hiệu quả về xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Xã thường xuyên phối hợp với lực lượng Kiểm lâm huyện hướng dẫn bà con cách chăm sóc diện tích rừng trồng mới, thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh; hướng dẫn người dân phát dọn thực bì, làm cỏ, đốt nương đúng quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống cháy rừng. Đồng thời, xã tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến lâm sản hoạt động thường xuyên, tạo việc làm cho nhiều lao động. Hiện, toàn xã có 2 doanh nghiệp, 21 hộ kinh doanh chế biến lâm sản, giải quyết việc làm cho 365 lao động địa phương, tạo nguồn thu ngân sách đáng kể cho xã. 

Ngoài việc trồng rừng lấy gỗ, việc phát triển đàn vật nuôi theo mô hình nông - lâm kết hợp, giúp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi từ rừng được xã quan tâm. Hiện, tổng đàn trâu, bò của xã đạt 610 con, gia cầm 47.000 con, dê 917 con, ong 1.135 đàn. Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân của xã đạt 33,5 triệu đồng/người/năm.

Đồng chí Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết thêm: Trong thời gian tới, xã tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh việc trồng rừng, tìm các giống cây mới đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn; mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rừng, tiếp tục triển khai các mô hình nông - lâm kết hợp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.


Hoàng Anh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục