(HBĐT) - Chỉ đảm bảo được khoảng 25% sản lượng tự cung ứng, thị trường thành phố Hòa Bình mỗi ngày có tới 75% sản lượng thịt lợn phải nhập từ các tỉnh bên ngoài vào, chủ yếu là Phú Thọ và thành phố Hà Nội. Trong cao điểm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm thịt lợn là vấn đề người tiêu dùng quan tâm, lo lắng.
Chốt kiểm dịch động vật tạm thời xã Yên Mông (TP
Hòa Bình) khám, kiểm tra nguồn sản phẩm thịt lợn từ tỉnh bạn Phú Thọ vào địa
bàn.
Chốt kiểm dịch động vật tạm thời của tỉnh đặt tại xã
Yên Mông trước tình hình DTLCP uy hiếp các địa phương được tăng cường hơn bao
giờ hết. Sự phối hợp giữa 3 lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Chăn nuôi và
Thú y duy trì thường xuyên, liên tục 24/24h các ngày. Theo lực lượng cán
bộ đang làm nhiệm vụ tại chốt, mỗi ngày, lượng người và phương tiện ra, vào
chốt kiểm dịch có đến hàng trăm lượt. DTLCP đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành
phố nhưng tỉnh Phú Thọ thì chưa xảy ra. Do vậy, hiện nay, anh em trực chốt vẫn tiếp
tục kiểm soát lượng động vật, sản phẩm động vật, chủ yếu là gà và lợn nhập từ
tỉnh bạn Phú Thọ. Việc kiểm soát được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là trong
cao điểm DTLCP. Đối với sản phẩm thịt lợn, tuyệt đối không để sản phẩm có dấu
hiệu lợn bệnh vận chuyển qua chốt vào tiêu thụ trên địa bàn.
Mặt khác, để tăng cường kiểm soát "đầu vào"
sản phẩm thịt lợn ở các chợ, thành phố đặc biệt chú trọng việc kiểm soát giết
mổ từ lò giết mổ tập trung. Vào thời điểm từ 2h - 5h sáng, cán bộ thú y luôn
túc trực kịp thời để giám sát quy trình từ trước, trong và sau khi giết mổ,
giám sát việc tuân thủ các bước tiêu chuẩn vệ sinh thú y, lăn dấu kiểm soát
giết mổ hoặc dán tem vệ sinh thú y trước khi chuyển đi tiêu thụ ngoài thị
trường. Với việc kiểm soát này, sau giết mổ, thịt lợn được khám kỹ, nếu phát
hiện thấy có bệnh tích nghi ngờ sẽ đưa tới khu vực xử lý riêng chất lượng sản
phẩm thịt.
DTLCP đã và đang gây ra những hoang mang, lo lắng khi
sử dụng thịt lợn, các sản phẩm có nguồn gốc thịt lợn của nhiều người tiêu dùng.
Việc tăng cường kiểm soát, đảm bảo chất lượng nguồn thịt lợn tiêu thụ trên thị
trường trên địa bàn thành phố Hòa Bình của cơ quan chức năng đã giúp người dân
yên tâm, nhận thức đầy đủ hơn khi mua, tiêu dùng sản phẩm thịt lợn. Tính từ
tháng 2 đến trung tuần tháng 3, chốt kiểm dịch động vật tạm thời xã Yên Mông đã
kiểm soát qua chốt 32 con trâu, bò, 3.700 con lợn, 14.140 kg sản phẩm thịt lợn,
17.370 con gia cầm, 47.200 quả trứng gia cầm. Tại lò giết mổ gia súc Ngọc Hà đã
kiểm soát giết mổ đối với 2.540 con lợn.
Theo đồng chí Lê Văn Phong, Trưởng Trạm chăn nuôi và
Thú y thành phố Hòa Bình, trong thời gian này, trạm thường xuyên cử cán bộ đi
đến các chợ để thông tin, tuyên truyền cho hộ kinh doanh, buôn bán thịt lợn,
sản phẩm chế biến từ thịt lợn tuân thủ các bước vệ sinh thú y, kinh doanh sản
phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với người tiêu dùng, thông tin thường xuyên,
liên tục và kịp thời để họ nắm bắt khi mua thực phẩm, chọn thực phẩm đã đóng
dấu, nghĩa là đã được kiểm soát "đầu vào". Trước tình hình DTLCP,
thịt lợn nếu đã được kiểm soát thì sử dụng bình thường. Trường hợp không may
mua phải lợn bệnh thì khi nấu chín và nấu kỹ khi ăn vẫn không ảnh hưởng gì đến
sức khỏe. Người tiêu dùng không hoang mang, tẩy chay thịt lợn, sản phẩm thịt
lợn, bởi như vậy vô hình chung đẩy ngành chăn nuôi vào tình thế oan uổng, bị
phá sản, thậm chí phải dùng tới biện pháp "giải cứu" bế tắc đầu ra
tiêu thụ sản phẩm thịt lợn như đã từng gặp phải vào các năm 2016 - 2017.
Bùi Minh
Chỉ cần 10 ngày, giá đất đã tăng từ 5-7 triệu đồng/m2, nhiều người đầu tư lướt sóng thu lời đến cả tỷ đồng”, một môi giới nhà đất trên đại lộ Thăng Long cho biết.
(HBĐT) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014-2020 (NQ 09) đã đạt được một số kết quả nhất định. Song một số chỉ tiêu NQ không đạt, hạ tầng KCN, CCN chưa đồng bộ, kém lợi thế cạnh tranh, số lượng các dự án đầu tư vào KCN, CCN thấp... Các ngành chức năng đang tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các giải pháp tiếp tục thực hiện NQ 09. Trong đó tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững.
(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường cho các loại sản phẩm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đa dạng về ngành nghề cũng như chủng loại. Hoạt động của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ổn định. Nhờ đó, góp phần quan trọng giúp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá.
(HBĐT) - Ban chỉ đạo phát triển kinh tế huyện Yên Thủy vừa tổ chức hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể và hoạt động của Ban chỉ đạo năm 2018; bàn, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.
Các bộ trưởng không cần ngồi ở phòng làm việc mà đi bất cứ đâu cũng có thể xử lý công việc, ký giấy tờ bằng chữ ký số.
(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, thời gian qua, huyện Lương Sơn đã đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất từng bước được cải thiện.