Ngày 19-3, tại thủ đô Phnom Penh, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông của Việt Nam đã tổ chức giới thiệu các sản phẩm mới của doanh nghiệp đến khách hàng tại thị trường Campuchia.


 

Giới thiệu sản phẩm thương hiệu Rạng Đông với khách hàng Campuchia

 

Phát biểu với sự hiện diện của Đại sứ nước ta Vũ Quang Minh cùng đại diện của hơn 80 doanh nghiệp nước bạn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông Trần Trung Tưởng cho biết, mỗi năm công ty Rạng Đông đưa ra thị trường trong nước và quốc tế khoảng 20 triệu phích nước và hơn 100 triệu sản phẩm chiếu sáng. Nhờ có dây chuyền sản xuất hiện đại cùng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm phích nước và sản phẩm chiếu sáng ra hơn 20 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Singapore…

Với dân số hơn 16 triệu người, Campuchia là thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm đèn và thiết bị chiếu sáng. Mấy năm qua, công ty Rạng Đông đã xuất khẩu một số sản phẩm phích nước và đèn huỳnh quang vào Campuchia, nhưng kim ngạch còn quá nhỏ nên người tiêu dùng nước bạn chưa biết nhiều đến sản phẩm mang thương hiệu Rạng Đông.

Trong buổi giới thiệu sản phẩm lần này, doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng hàng đầu của Việt Nam mang đến cho người tiêu dùng Campuchia nhiều sản phẩm mới thân thiện với môi trường, an toàn và tiết kiệm cho người sử dụng như bóng đèn huỳnh quang, compact, LED…

Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Campuchia những năm gần đây phát triển khá nhanh chóng. Tính đến nay, Việt Nam có hơn 210 dự án đầu tư vào Campuchia, với số vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD, đứng trong tốp năm quốc gia đầu tư nhiều nhất tại thị trường này. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt gần 4,7 tỷ USD. Tuy nhiên, cho đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị chiếu sáng giữa doanh nghiệp hai nước còn thấp, chiếm chưa đến 3% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Campuchia.

TheoNhandan

Các tin khác


Huyện Yên Thủy chủ động ứng phó dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc DTLCP tại địa bàn và xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nhiệm vụ phát triển KT-XH, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn và các sản phẩm của lợn. Giữ vững ổn định tốc độ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.

2 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trong tháng 2, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, tăng trưởng cao. Nguồn cung hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ so với tháng trước do có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán.

Tăng xả quỹ bình ổn, giữ giá xăng dầu

Tối 18-3, Liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định giữ ổn định giá các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường.

10 ngày đút túi hơn 1 tỷ: Đại lộ Thăng Long, kỷ lục 10 năm lại nổ

Chỉ cần 10 ngày, giá đất đã tăng từ 5-7 triệu đồng/m2, nhiều người đầu tư lướt sóng thu lời đến cả tỷ đồng”, một môi giới nhà đất trên đại lộ Thăng Long cho biết.

Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp

(HBĐT) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014-2020 (NQ 09) đã đạt được một số kết quả nhất định. Song một số chỉ tiêu NQ không đạt, hạ tầng KCN, CCN chưa đồng bộ, kém lợi thế cạnh tranh, số lượng các dự án đầu tư vào KCN, CCN thấp... Các ngành chức năng đang tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các giải pháp tiếp tục thực hiện NQ 09. Trong đó tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững.

2 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.875 tỷ đồng

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường cho các loại sản phẩm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đa dạng về ngành nghề cũng như chủng loại. Hoạt động của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ổn định. Nhờ đó, góp phần quan trọng giúp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục