Cách trung tâm huyện Kỳ Sơn 10 km, xã Hợp Thành có 6 xóm, 762 hộ, 3.556 nhân khẩu. Nằm dọc tuyến tỉnh lộ 445 ven sông Đà, xã có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Trong đó, tỷ trọng TTCN chiếm 47,4% với các ngành nghề chủ yếu gồm: chổi chít, đồ gỗ, may mặc, gạch bê tông... Các cơ sở TTCN hoạt động hiệu quả, tạo thu nhập ổn định và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.


Cơ sở làm chổi chít của chị Nguyễn Thị Vân Oanh, xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho biết: "Thời gian qua, để đẩy mạnh phát triển TTCN, xã tập trung tối đa các nguồn lực, khai thác lợi thế của địa phương, tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, đa dạng hóa ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế".

Hiện, toàn xã có 10 xưởng chổi chít, 4 xưởng đồ gỗ mỹ nghệ, 32 cơ sở may mặc quy mô vừa và nhỏ, 2 xưởng sản xuất gạch bê tông, 3 cơ sở hàn xì... Các mặt hàng sản xuất phục vụ chủ yếu tại địa phương và các vùng lân cận trên địa bàn huyện. Riêng mặt hàng chổi chít, đồ gỗ mỹ nghệ đã vươn tới các thị trường ngoài tỉnh, được người tiêu dùng ưa chuộng, tư thương đặt mua với số lượng lớn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh từng bước tiếp cận các thị trường lớn, tăng cường liên kết tiêu thụ sản phẩm, khai thác hiệu quả lợi ích từ các dự án hỗ trợ, đồng thời tuân thủ các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường. 

Bên cạnh đó, chổi chít đang là một trong những sản phẩm chủ lực của địa phương. Toàn xã hiện có 10 xưởng chổi chít, tập trung chủ yếu ở các xóm: Giếng, Ngọc Xạ, Gốc Đa... với quy mô từ 10 - 30 lao động mỗi xưởng. Chị Nguyễn Thị Vân Oanh, chủ cơ sở chổi chít tại xóm Giếng cho biết: "Được thành lập từ năm 2009, đến nay, cơ sở tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức lương 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở tuân thủ các quy định về phòng chống cháy, nổ, an toàn vệ sinh đối với người lao động. Trung bình mỗi tháng, xưởng xuất sang thị trường ngoài tỉnh và Trung Quốc hơn 50.000 chiếc chổi, đem lại thu nhập cao, đóng góp đáng kể nguồn thu cho ngân sách xã, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn".

Năm 2018, tổng giá trị sản xuất TTCN của xã đạt 37,7 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2017. Thời gian tới, để tạo điều kiện hỗ trợ phát triển TTCN, xã tiếp tục phối hợp với các ngành, đoàn thể mở các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT trong sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động; phổ biến các quy định, nguyên tắc trong đảm bảo an toàn lao động. Tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích các cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ tiên tiến, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phối hợp với các tổ chức tín dụng cho vay vốn sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá và tìm đầu ra cho sản phẩm, đưa các ngành nghề TTCN phát triển ổn định và vững chắc.


                                                                     Hoàng Anh

Các tin khác


Dạy nghề, cải thiện sinh kế cho người dân bản Ngòi

(HBĐT) - Người dân bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc đang được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ sinh kế, dạy nghề, để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, khai thác tiềm năng lợi thế, phát triển du lịch cộng đồng.

Huyện Lạc Thủy mở hướng phát triển kinh tế trang trại

(HBĐT) - "Trong những năm qua, kinh tế trang trại đã góp phần hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Lạc Thủy. Các chủ trang trại đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đi vào chuyên sâu, chuyên ngành. Kinh tế trang trại rừng tập trung cho trồng rừng, phát triển cây gỗ lớn; trang trại chăn nuôi chú trọng vào vật nuôi có giá trị. Đặc biệt là trang trại về cây ăn quả đã được đẩy mạnh đầu tư, chăm sóc cây có múi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ”- đó là đánh giá của đồng chí  Bùi Xuân Trường, Phó Bí thư TT Huyện ủy Lạc Thủy về vai trò của kinh tế trang trại đối với sự phát triển của huyện. 

Tổng kết 3 năm thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Ngày 27/3, Agribank Hòa Bình phối hợp với Hội LHPN, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và triển khai Nnhị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN,NT). 

Trung Minh đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 27/3,  tại UBND xã Trung Minh, UBND TP Hòa Bình tổ chức đón bằng công nhận xã Trung Minh đạt chuẩn NTM năm 2018. 

Dân Hạ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 27/3, tại nhà văn hóa xã Dân Hạ, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Dân Hạ đạt chuẩn NTM năm 2018.

Huyện Lạc Sơn xây dựng thương hiệu nông sản qua OCOP

(HBĐT) -Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được huyện Lạc Sơn chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục