(HBĐT) - Sau 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn của huyện Kỳ Sơn đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, huyện tập trung tối đa nguồn lực phát triển giao thông nông thôn (GTNT), coi đây là tiền đề xây dựng NTM. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 5/9 xã đạt chuẩn NTM.
Hệ thống đường GTNT xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được đầu tư cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương của nhân dân.
Dân Hạ là xã về đích NTM năm 2018. Nhận thức được tầm quan trọng của GTNT đối với phát triển KT-XH của địa phương, phong trào làm đường GTNT được xã triển khai tích cực. Nhờ thực hiện tốt công tác "Dân vận khéo” và quy chế dân chủ ở cơ sở, xã chủ động lồng ghép các nguồn vốn, huy động tối đa nội lực trong dân đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để làm đường GTNT. Giai đoạn 2011 - 2018, xã dành nguồn lực trên 7,2 tỷ đồng cho phát triển giao thông, trong đó, người dân hiến 9.900 m2 đất 2 lúa, 1.000 m2 đất vườn và 460 m2 đất rừng sản xuất. Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 70% đường trục thôn, xóm được cứng hóa; trên 55% đường ngõ xóm được bê tông sạch, đẹp; trên 55% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đảm bảo vận chuyển hàng hóa cho bà con. GTNT phát triển góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, tăng giá trị thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 39,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,8%.
Xác định phát triển GTNT là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Thời gian qua, huyện Kỳ Sơn tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT với mục tiêu bê tông hóa, hoàn chỉnh hệ thống cầu, đường nối liền các xã, thị trấn. Từ đó, nhiều địa phương đã thực hiện tốt phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT, diện mạo làng quê ngày càng khởi sắc.
Theo thống kê, tổng số km đường bộ hiện có của huyện Kỳ Sơn là 239 km. Trong đó, đường bê tông nhựa 13,7 km; đường nhựa 68,9 km; đường bê tông xi măng 95,4 km; đường cấp phối 52,7 km; đường đất 5,54 km. Giai đoạn 2011 - 2018, tổng nguồn vốn huy động cho phát triển GTNT của huyện đạt trên 103 tỷ đồng, trong đó, nguồn từ Chương trình xây dựng NTM trên 43 tỷ đồng, nguồn ngân sách T.Ư trên 7 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương trên 46 tỷ đồng, nguồn huy động từ nhân dân 6,8 tỷ đồng. Riêng năm 2018, huyện dành 7 tỷ đồng để thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông. Hết năm 2018, huyện có 6 xã đạt tiêu chí số 2 là: Hợp Thịnh, Mông Hóa, Hợp Thành, Dân Hòa, Phúc Tiến, Dân Hạ; xã Phú Minh đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2; 2 xã đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Độc Lập, Yên Quang. Năm 2019, xã Phú Minh phấn đấu đạt tiêu chí số 2 và về đích NTM.
Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Hàng năm, huyện phát động triển khai thực hiện chiến dịch "Toàn dân tham gia làm đường GTNT”. Theo đó, các xã huy động nhân dân đóng góp ngày công cải tạo, nâng cấp các tuyến đường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống, rãnh, đắp đất bù vênh làm đường GTNT. Đồng thời, huyện dành kinh phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường huyện, đường xã, xóm. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã đảm bảo kết nối tới các xã, đường huyện và đường tỉnh. Tỷ lệ km đường huyện cơ bản đạt chuẩn theo quy hoạch và cứng hóa 100%. Đối với các xã hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM, huyện yêu cầu trong quá trình sử dụng phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, bổ sung biển báo để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Đinh Thắng
Cách trung tâm huyện Kỳ Sơn 10 km, xã Hợp Thành có 6 xóm, 762 hộ, 3.556 nhân khẩu. Nằm dọc tuyến tỉnh lộ 445 ven sông Đà, xã có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Trong đó, tỷ trọng TTCN chiếm 47,4% với các ngành nghề chủ yếu gồm: chổi chít, đồ gỗ, may mặc, gạch bê tông... Các cơ sở TTCN hoạt động hiệu quả, tạo thu nhập ổn định và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
(HBĐT)_ Trong quý I/2019, sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng nhờ sự cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.680 tỷ đồng, tăng 17,46% so với cùng kỳ, thực hiện 23,21% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Chiều 28/3, Hội đồng thẩm đình chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tổ chức hội nghị thẩm định nghiệm thu Đề án chương trình OCOP tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 28/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018.
(HBĐT) - Ngày 27/3, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh tổ chức hội nghị triển khai chương trình hoạt động năm 2019.
(HBĐT) - Người dân bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc đang được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ sinh kế, dạy nghề, để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, khai thác tiềm năng lợi thế, phát triển du lịch cộng đồng.