(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo bền vững, làm kinh tế giỏi”, cán bộ, hội viên Cựu chiến binh (CCB) xã Phong Phú (Tân Lạc) luôn đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, tiên phong phát triển các mô hình kinh tế như: V.A.C.R, nuôi cá lồng, trồng cây có múi, kinh doanh dịch vụ tổng hợp… Theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 34 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,7%.


Đồng chí Bùi Tuấn Thương, Chủ tịch Hội CCB xãcho biết: "Phong Phú là xã trung tâm vùng Mường Bi,có quốc lộ6 và tỉnh lộ 436 chạy qua; trên địa bàn có chợ Lồ thu hút đông đảo người dân trên địa bàn và các vùng lân cận tới giao thương, trao đổi hàng hóa. Đólà những lợi thế để hội viên CCB tận dụngphát triển hiệu quả các mô hình kinh tế. Xã hiệncó 17 gia trại, 60 ha cây ăn quả có múi do hội viên CCB làm chủ. Nhiều hội viên phát triển đa dạng các ngành nghề có thu nhập khá từ 100 - 700 triệu đồng/năm. Tiêu biểu như CCB Lê Chí Sơn, Lê Văn Tiếp ở phố Lồ, Bùi Văn Sẹ ở xóm Trọng, Bùi Ngọc Đừng ở xóm Mận, Bùi Văn Bìnhở xóm Đóng.

Chúng tôi đến thăm gia đình CCB Lê Chí Sơn ở phố Lồ, một trong những tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Với bản tính cần cù, chịu khó, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, ông Sơn phát triển dịch vụ điện máy tổng hợp nhằm cung cấp sản phẩm cho người dân trên địa bàn và các huyện lân cận như Mai Châu, Tân Lạc. Trên đà phát triển, từ năm 2014 đến nay, gia đình ông tiếp tục phát triển trang trại với quy mô 36 ha, trong đó có 24 ha keo và 12 ha cây ăn quả có múi. Thương lái thu mua sản phẩm chủ yếu đến từ Hà Nội, Nghệ An và các tỉnh lân cận. Năm 2018, tổng thu nhập từ mô hình kinh tế ước đạt 2,3 tỷ đồng.


CCB Lê Chí Sơn (đứng giữa) ở phố Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) hướng dẫn cách sử dụng máy nông nghiệp cho hội viên CCB trên địa bàn.

Ông Sơn phấn khởi chia sẻ: "Năm 1986, tôi xuất ngũ trở về địa phương sinh sống và làm việc. Tại thời điểm đó, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Bản thân tôikhông ít lần thất bại khi bắt tay vào buôn bán các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, phát huy truyền thống "Bộ đội cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình, sau mỗi lần thất bại, tôi đúc rút kinh nghiệm, nỗ lực, cố gắng tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả. Ngoài ra, tôi thường xuyên quan tâm, giúp đỡ hội viên CCB trong chi hội về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình phát triển các mô hình kinh tế".

Xác định khó khăn, thách thức lớn nhất đối với hội viên CCB khi bắt tay vào phát triển kinh tếlà nguồn vốn, Hội CCB xã nhận ủy thác Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ 2 tỷ đồng. Huy động thành lập 4 tổ tiết kiệm với nguồn quỹ ước đạt 57 triệu đồng, tạo điều kiện cho 131 hộCCB được tiếp cận vay vốn. Duy trì hình thức xây dựng nguồn quỹ Hội bình quân đạt 565.000 đồng/hội viên. Hàng năm, Hội CCB xã thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức từ 2 - 3 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên CCB áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất.

"Trong thời gian tới, Hội CCB xã tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên CCB phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ giống, vốn, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để có sản phẩm năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra, tạo mối liên kết với các công ty giúp hội viên CCB dễ dàng tiêu thụ sản phẩm với giá thành ổn định. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giảmtỷ lệ hộ nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương" -đồng chí Bùi Tuấn Thương, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết thêm.

 

Đức Anh


Các tin khác


Huyện Kim Bôi, Tân Lạc đăng ký 17 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Trên cơ sở các phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 của các HTX, cơ sở sản xuất và các hộ, UBND huyện Kim Bôi đã tổ chức xét chọn 14 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 thuộc 3 nhóm hàng, gồm: nhóm hàng thực phẩm có 9 sản phẩm; nhóm hàng đồ uống có 3 sản phẩm; nhóm hàng thảo dược có 2 sản phẩm.

Duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,13%

(HBĐT) - Chiều 9/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (HĐQT NHCSXH) tỉnh đã tổ chức họp quý I năm 2019. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện chủ trì cuộc họp.

Giữ vững chữ "tín" trên thị trường

(HBĐT) - Trong năm 2018, mặc dù có những khó khăn, tác động bất lợi do thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường sản phẩm cây ăn quả bất ổn, tuy vậy, với mục tiêu số một là đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín với người tiêu dùng, Công ty TNHH MTV Cao Phong tiếp tục tạo được niềm tin với thị trường.

Quý I, giá trị sản xuất CN - TTCN ước đạt trên 1.013 tỷ đồng

(HBĐT) - Quý I năm 2019, TP Hòa Bình đạt giá trị sản xuất CN - TTCN (giá thực tế) 1.013,321 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2018 tăng 14,2%, so với kế hoạch năm 2019 đạt 25,4%.

Quyết liệt hành động thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%

(HBĐT) - Tỷ lệ đô thị hóa là 1 trong 5 chỉ tiêu khó đạt được của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Nghị quyết đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 25%. Tuy nhiên, đến hết năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh mới đạt 21%. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành và địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt mục tiêu Nghị quyết.

Xã Ngọc Lương hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có diện tích tự nhiên 2.676,01 ha với trên 9.800 nhân khẩu, sinh sống tại 21 xóm, là xã có diện tích, số khu dân cư và dân số lớn nhất trong 13 xã, thị trấn của huyện. Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, tháng 12/2015, Ngọc Lương là xã đầu tiên của huyện Yên Thủy về đích trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục