(HBĐT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được huyện Kỳ Sơn tích cực triển khai. Đây được xem là "đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra ít nhất tại mỗi xã một hoặc nhiều sản phẩm chủ lực, có lợi thế so sánh, tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.


Qua rà soát, toàn huyện hiện có 30 sản phẩm thế mạnh, thuộc 5 nhóm sản phẩm. Đây là các sản phẩm có giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Trong đó, nhóm thực phẩm có 22 sản phẩm,nhóm đồ uống 1 sản phẩm,nhóm thảo dược4 sản phẩm,nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí2 sản phẩm, nhóm dịch vụ du lịch nông thôn1 sản phẩm. Tổng doanh thu trung bình của các sản phẩm khoảng 90 tỷ đồng/năm. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm làtrong tỉnh và các tỉnh lân cận.


HTX nuôi ong xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) quy mô 1.200 thùng ong đang xây dựng thương hiệu mật ong.

Trên cơ sở đăng ký ý tưởng sản phẩm tiêu biểu của các xã, UBND huyện Kỳ Sơn đã đăng ký 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn huyện năm 2019 gồm: sản phẩm mật ong quy mô 1.985 thùng ong(trong đó, HTX nuôi ong xóm Văn Tiến,xã Dân Hạ 1.200 thùng ong; hộ Nguyễn Văn Hà, xóm Tân Lập, xã Dân Hòa 200 thùng ong; hộ Nguyễn Văn Chường, Đinh Xuân Hài, xóm Đoàn Kết, xã Phúc Tiến 395 thùng ong; hộ Mai Văn Chữ, thị trấn Kỳ Sơn 190 thùng ong); sản phẩm miến dong của HTX Tiến Phú, xóm Phú Châu, xã Phú Minh quy mô 350 kg miến khô/ngày;sản phẩm rượu đinh lăng của hộ Đào Thị Hồng An và Dương Thị Hương,khu 3, thị trấn Kỳ Sơn quy mô 30 chai/ngày.

Trao đổi về triển vọngkhitriển khai Chương trình OCOP, đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Cơ hội từ chương trình sẽ rất lớn, khitất cả các xã, thị trấn trong huyện xác định được các sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung phát triển, đồng thời tham mưu kịp thời để ngành chức năng xem xét, có lộ trình giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho các xã đang gặp phảinhư vấn đề xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Chương trình OCOPnếu được triển khai tốt sẽ rất thiết thực, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, chương trình sẽ thổi một luồng gió mới giúp các xã của huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới,từ nâng cao tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trước mắt, huyệnchọn sản phẩm nổi bật để phát triển trước rồi dầnnhân rộng,tiếp tục đầu tư hạ tầng, vận động các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề tập trung sản xuất sản phẩm chất lượng, đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển mô hình "Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

 

Hải Linh


Các tin khác


Quý I, giá trị sản xuất CN - TTCN ước đạt trên 1.013 tỷ đồng

(HBĐT) - Quý I năm 2019, TP Hòa Bình đạt giá trị sản xuất CN - TTCN (giá thực tế) 1.013,321 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2018 tăng 14,2%, so với kế hoạch năm 2019 đạt 25,4%.

Quyết liệt hành động thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%

(HBĐT) - Tỷ lệ đô thị hóa là 1 trong 5 chỉ tiêu khó đạt được của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Nghị quyết đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 25%. Tuy nhiên, đến hết năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh mới đạt 21%. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành và địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt mục tiêu Nghị quyết.

Xã Ngọc Lương hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có diện tích tự nhiên 2.676,01 ha với trên 9.800 nhân khẩu, sinh sống tại 21 xóm, là xã có diện tích, số khu dân cư và dân số lớn nhất trong 13 xã, thị trấn của huyện. Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, tháng 12/2015, Ngọc Lương là xã đầu tiên của huyện Yên Thủy về đích trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò: Dựa vào dân để giữ rừng

(HBĐT) - Ngay khi Phàng A Chia ở xóm Cang, xã Pà Cò vừa chặt hạ trái phép một cây gỗ thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), thông tin kịp thời được thông báo tới UBND xã và cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Sau đó, lực lượng chức năng xã và Kiểm lâm địa bàn khẩn trương xác minh, kiểm tra hiện trường, thu hồi tang vật để giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Huyện Kim Bôi nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch

(HBĐT) - Thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá hoạt động cấp nước và huy động nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình.

Xã Yên Mông:  Lấy ý thức của người dân làm nền tảng xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Yên Mông là một trong những xã đầu tiên của tỉnh hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM vào năm 2015. Từ đó đến nay, xã luôn triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, hướng tới những mục tiêu cao hơn, bền vững hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn 2018 - 2020, cùng với nỗ lực hoàn thành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, xã Yên Mông xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu tại 3 xóm: Mỵ, Khang Đình và Mời Mít.       

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục