(HBĐT) - Sau 2 năm (2016, 2017), tỉnh ta xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với điểm số lần lượt là 56,8 và 59,42, năm 2018, theo báo cáo vừa được công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ số PCI của tỉnh đạt 61,73 điểm, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2017. Đây có thể xem là tín hiệu vui của tỉnh khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.


Cùng với việc tăng điểm số và thứ tự xếp hạng, so sánh với năm 2017,năm 2018có 7 chỉ số thành phần tănglà: Chỉ số tiếp cận đất đai, chỉ số về chi phí thời gian, về chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và chỉ số thiết chế pháp lý.

Để có được sự cải thiện trên bảng xếp hạng PCI là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng những giải pháp đồng bộ được triển khai thực hiện. Theo đó, trong năm 2018, tỉnh đã ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo từng dự án trọng điểm, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án để sớm đi vào sản xuất, kinh doanh. Trong Kế hoạch thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đã phân công trực tiếp cho các cơ quan theo dõi, cải thiện từng chỉ số thành phần của PCI.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh có công văn triển khai một số nhiệm vụ nhằm cải thiện chỉ số không chính thức theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong đó giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố nghiêm cấm việc tự ý đặt ra và yêu cầu người dân, doanh nghiệp phải nộp các khoản chi phí ngoài quy định hoặc tự quy định thủ tục, điều kiện ràng buộc trong giải quyết các hồ sơ có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư không đúng các quy định của pháp luật hiện hành.


Nhờ được tạo điều kiện về đất đai, Công ty Vĩnh Hà tập trung nguồn lực xây dựng hạ tầng khu dân cư tại phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

Những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp đều được cấp ủy, chính quyền quan tâm giải quyết thông qua hội nghị đối thoại và các cuộc làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt việc rà soát, công bố danh mục các thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành, danh mục TTHC sửa đổi, bổ sung; danh mục TTHC bị hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Thực hiện niêm yết công khai các TTHC, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng chỉ đạo sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ cũng như chất lượng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch. Hiện đại hóa nền hành chính, triển khai thực hiện dự án xây dựng chính quyền điện tử. Xây dựng và đưa vào hoạt động phần mềm theo dõi, giám sát các cơ quan chuyên môn thực hiện công việc được giao.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả nhất định. Năm 2018, toàn tỉnh có 57 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó, 54 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký khoảng 13.445 tỷ đồng,3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 200,24 triệu USD. So sánh với năm 2017, số dự án đầu tư được cấp phép giảm (bằng 76%) nhưng số vốn đăng ký tăng, bằng 294%. Có 450 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký là 7.500 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới tăng 8,4%, số vốn đăng ký tăng 54,4%.

Kết quả đạt được trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, nhiệm vụ này vẫn còn hạn chế, thể hiện trong công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực còn chồng chéo, chưa sát với yêu cầu của nhà đầu tư. Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư chưa đạt yêu cầu. Tỉnh hiện thiếu đất sạch để thu hút các dự án. Nhà đầu tư thường phải tự tìm kiếm vị trí, điều này dẫn đến việc phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý, đặc biệt là việc thỏa thuận, chuyển nhượng đất đối với các hộ dân...

Nhằm tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Theo đó, ngoài nhóm nhiệm vụ, giải pháp về chỉ đạo, điều hành, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

Đặc biệt, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, đề xuất cơ chế để trong năm 2019 mỗi huyện tạo được từ 10 - 20 ha đất sạch, nhất là đất sạch trong các cụm công nghiệp được quy hoạch; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư thỏa thuận chuyển nhượng đất, giải phóng mặt bằng, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Ban quản lý các khu công nghiệp đôn đốc nhà đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã được quy hoạch để hoàn thành ít nhất 50 ha đất có hạ tầng để kêu gọi thu hút đầu tư...

 

Bình Giang


Các tin khác


Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM của 3 xã huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 10/4, tại Nhà văn hóa trung tâm huyện, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức lễ công bố 3 xã Phú Thành, Liên Hòa, Yên Bồng đạt chuẩn NTM năm 2018. Dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, các huyện và đông đảo nhân dân.

Huyện Kỳ Sơn triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được huyện Kỳ Sơn tích cực triển khai. Đây được xem là "đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra ít nhất tại mỗi xã một hoặc nhiều sản phẩm chủ lực, có lợi thế so sánh, tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Tín hiệu lạc quan những tháng đầu năm

(HBĐT) - Trong quý I/2019 ghi nhận sự đổi mới rõ rệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự chuyển động của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành chung sức phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2019.

Huyện Kim Bôi, Tân Lạc đăng ký 17 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Trên cơ sở các phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 của các HTX, cơ sở sản xuất và các hộ, UBND huyện Kim Bôi đã tổ chức xét chọn 14 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 thuộc 3 nhóm hàng, gồm: nhóm hàng thực phẩm có 9 sản phẩm; nhóm hàng đồ uống có 3 sản phẩm; nhóm hàng thảo dược có 2 sản phẩm.

Duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,13%

(HBĐT) - Chiều 9/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (HĐQT NHCSXH) tỉnh đã tổ chức họp quý I năm 2019. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện chủ trì cuộc họp.

Giữ vững chữ "tín" trên thị trường

(HBĐT) - Trong năm 2018, mặc dù có những khó khăn, tác động bất lợi do thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường sản phẩm cây ăn quả bất ổn, tuy vậy, với mục tiêu số một là đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín với người tiêu dùng, Công ty TNHH MTV Cao Phong tiếp tục tạo được niềm tin với thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục