(HBĐT) - Những năm gần đây, Đảng ủy, UBND thị trấn Bo tập trung lãnh đạo, tạo mọi điều kiện cho các ngành nghề ở địa phương phát triển. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), thương mại không ngừng phát triển, đời sống người dân được nâng cao.
Thị trấn Bo được thành lập ngày
27/3/1978, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Phát triển CN-TTCN,
dịch vụ - thương mại đang là hướng đi chính của kinh tế địa phương. Thị trấn có
759 hộ, 2.842 nhân khẩu, phân bố ở 6 khu dân cư. Trên địa bàn thị trấn có 2 dân
tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh và Mường cùng một số dân tộc anh em khác.
Xác định phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ủy thị
trấn tập trung lãnh đạo, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế
của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế
phát triển.
Đảng ủy phân công các đồng chí
đảng ủy viên hàng tháng về dự sinh hoạt cùng chi bộ để nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kịp thời có những giải pháp
trong chỉ đạo phát triển KT-XH, đồng thời giao trách nhiệm cho đảng viên gương
mẫu, đi đầu trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ.
Nhờ đó, sản xuất TTCN được chú
trọng, các ngành nghề được hình thành. Nhiều doanh nghiệp từng bước phát triển
trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, vận tải du lịch, sản
xuất cửa nhôm kính, cửa sắt, may mặc, chế biến thực phẩm... Sản phẩm của doanh
nghiệp ngày càng đa dạng, tạo lượng hàng hoá lớn, chất lượng được nâng lên đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Thống kê năm 2018, tổng giá trị
sản xuất toàn thị trấn đạt 86,8 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực đạt trên 200
tấn; bình quân thu nhập đạt trên 30 triệu đồng/người.
Đối với xây dựng cơ sở hạ tầng,
đến nay, 100% hộ được dùng điện lưới quốc gia. Các tuyến đường liên khu được
trải nhựa và bê tông. Trong hơn 2 năm qua, thị trấn dành nguồn lực đáng kể đầu
tư hạ tầng như làm đường bê tông; làm mới, lắp đường ống thoát nước, rãnh thoát
nước ở các khu dân cư; sửa chữa trường, lớp học; xây mới sân chơi, bãi tập; xây
dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa khu dân cư lên đến nhiều tỷ đồng.
Cùng với đó, kinh doanh dịch vụ
không ngừng phát triển, toàn thị trấn hiện có 386 hộ kinh doanh và một số hộ
kinh doanh ở các chợ trong huyện, chiếm tỷ trọng trên 10% tổng thu nhập trong
sản xuất, kinh doanh thương mại của thị trấn. Các ngành hàng kinh doanh đa dạng
và phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn và những vùng
lân cận.
Hồng Trung
(HBĐT) - Quý I, năm 2019, Hội LHPN các cấp trong tỉnh thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Ngày 11/4, đoàn công tác của tập đoàn Quế Lâm - TP Huế do ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với huyện Lương Sơn về chủ trương hợp tác trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC).
(HBĐT) - Sau 2 năm (2016, 2017), tỉnh ta xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với điểm số lần lượt là 56,8 và 59,42, năm 2018, theo báo cáo vừa được công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ số PCI của tỉnh đạt 61,73 điểm, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2017. Đây có thể xem là tín hiệu vui của tỉnh khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.
(HBĐT) - Năm 2019, toàn tỉnh có kế hoạch trồng gần 5.800 ha rừng tập trung. Các địa phương đã chủ động gieo ươm, tích cực chăm sóc giống cây các loại đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu trồng rừng vụ xuân và cả năm.
(HBĐT) - Chiều 11/4, tại Sở GTVT, Ban KT – NS (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát công tác quản lý Nhà nước về lập, thực hiện các quy hoạch thuộc ngành GTVT trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi giám sát có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Ban của HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo bền vững, làm kinh tế giỏi”, cán bộ, hội viên Cựu chiến binh (CCB) xã Phong Phú (Tân Lạc) luôn đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, tiên phong phát triển các mô hình kinh tế như: V.A.C.R, nuôi cá lồng, trồng cây có múi, kinh doanh dịch vụ tổng hợp… Theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 34 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,7%.