(HBĐT) - Với 61,73 điểm, tỉnh ta đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018, tăng 4 bậc so với năm 2017. So với năm trước, trong 10 chỉ số thành phần, tỉnh ta có 7 chỉ số tăng điểm gồm: Tính năng động của chính quyền tỉnh; tiếp cận đất đai; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chi phí không chính thức. 3 chỉ số giảm điểm gồm: Chi phí gia nhập thị trường; tính minh bạch và đào tạo lao động.


Liên doanh Công ty TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Vsip) khảo sát đầu tư Khu công nghiệp Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 cho thấy, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, sự tiến bộ trong cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh.

Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018, tính năng động của lãnh đạo, bộ máy chính quyền đã được cải thiện nhiều. Các kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi gửi tới UBND tỉnh đều được giao các ngành xử lý. Những việc khó được lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Khoảng cách từ chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư của Trung ương và tỉnh đến việc làm của cán bộ, công chức liên quan hoạt động của doanh nghiệp và người dân, nhất là các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng… đang được rút ngắn theo hướng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thay vì quản lý. Tỉnh cũng đã có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, năm 2018, Tỉnh ủy đã phân công các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ các dự án trọng điểm nghiên cứu, khảo sát, triển khai đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và bước đầu tạo được hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung chỉ đạo các giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đưa vào khai thác tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; đẩy nhanh tiến độ những dự án giao thông trọng điểm như đường 435 (TP Hòa Bình - Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa) và nhiều dự án hạ tầng quan trong khác, nâng cao sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như đô thị, sinh thái, công nghiệp, dịch vụ; đầu tư vào khu vực hồ Hoà Bình và các dự án tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Tuy nhiên, tỉnh cũng nghiêm túc đánh giá, kết quả cải thiện môi trường kinh doanh mới chỉ là bước đầu. So sánh với các tỉnh trong khu vực lân cận, sức hấp dẫn của tỉnh đối với các nhà đầu tư còn hạn chế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Sự phối hợp giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) còn mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Định hướng đầu tư, lĩnh vực thu hút đầu tư chưa rõ nét. Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư còn hạn chế. Cơ chế doanh nghiệp tự thỏa thuận trong đền bù giải phóng mặt bằng còn khó khăn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới dự án kéo dài nhiều năm không triển khai được...

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang quyết liệt đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất và hiệu quả, không giao việc chung chung mà giao việc cụ thể gắn trách với trách nhiệm người đứng đầu,tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh lành mạnh. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 02/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó yêu cầu các sở, ban, ngành phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của đơn vị mình.

Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công vụ. Tập trung cải cách hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh hoặc yêu cầu giấy tờ, thủ tục trái quy định của pháp luật. Rà soát, điều chỉnh lại quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết các TTHC cho doanh nghiệp, hạn chế doanh nghiệp phải thực hiện tuần tự thủ tục hành chính. Thực hiện công khai, minh bạch các TTHC, nâng cao năng lực, trách nhiệm của thực thi công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định mới về điều kiện kinh doanh; các quy định về cắt, giảm danh mục mặt hàng và cải cách TTHC về kiểm tra chuyên ngành. Xây dựng và tổ chức kế hoạch thực hiện cung cấp ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4. Đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu tất cả các trường học, bệnh viện, công ty điện lực, công ty cấp nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn TP Hòa Bình và các thị trấn; khuyến khích các đơn vị ở nông thôn phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ. Tổ chức tiếp xúc, đối thoại với nhà đầu tư và doanh nghiệp, kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai các dự án và việc chấp hành pháp luật của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, xử lý dứt điểm kịp thời.

L.C

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục