(HBĐT) - Ngày 16/5, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng chí Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.


Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà khẳng định: Qua 1 năm triển khai Luật quản lý, sử dụng tài sản công, các bộ, ban, ngành, địa phương, tạo sự chủ động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản công; các bộ, ngành, địa phương đều đã triển khai việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp trong cơ sở hoạt động sự nghiệp; các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công gồm Bộ Tài chính, Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng, Cục Tài chính - Bộ công an, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện đã thực hiện việc mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước để quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công theo quy định... Ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành cũng như các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp sử dụng nhà, đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê trong việc thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, thay thế cho Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg, ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước đã có chuyển biến rõ nét.

 

Đại diện các ngành chức năng liên quan của tỉnh tham gia họp trực tuyến tại đầu cầu Hòa Bình.

Tuy nhiên cần có 1 số nội dung cần được quy định rõ hơn như: phạm vi, đối tượng áp dụng của Nghị định, thẩm quyền quyết định xử lý nhà đất đối với các tổ chức chính trị, xã hội; xử lý nhà, đất sau khi thu hồi, chuyển giao cho địa phương. 

Đối với tỉnh Hòa Bình, qua việc áp dụng các văn bản về chính sách, chế độ, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã dần đi vào nề nếp, hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ban hành quy chế về quản lý, sử dụng tài sản công...

Triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành do bộ, cơ quan Trung ương, địa phương ban hành liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công và đề xuất sửa đổi, bổ sung thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết ban hành...


Hồng Trung


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy đăng ký 4 sản phẩm tham gia OCOP năm 2019

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, huyện Lạc Thủy đăng ký 4 sản phẩm tham gia OCOP năm 2019 chủ yếu ở nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH MTV Sông Bôi tại thôn A1, xã Cố Nghĩa; sản phẩm cam Lạc Thủy của 4 hộ: Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành; Ngô Đình Khởi, thôn Liên Phú 1, xã An Lạc; Bùi Văn Chung, thôn Đồng Thung, xã Cố Nghĩa; Vũ Duy Tân, thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa; sản phẩm gà Lạc Thủy của HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, thôn An Sơn 1, xã An Bình; sản phẩm kim chi măng của Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi, thôn Vai, xã Thanh Nông.

Lựa chọn 51 sản phẩm OCOP giai đoạn 2019 - 2020

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2019, mục tiêu của tỉnh phấn đấu thực hiện điểm 8-10 sản phẩm OCOP và giao các huyện, thành phố xây dựng thành công 36 sản phẩm OCOP được công nhận.

Tăng niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt

(HBĐT) - Ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thương mại, người dân tham gia, ủng hộ chương trình; thị hiếu tiêu dùng thay đổi, trọng thương hiệu Việt hơn các thương hiệu quốc tế đối với nhiều mặt hàng; tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt tăng cao so với giai đoạn trước... Đó là những hiệu ứng tốt đẹp sau 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh.

Huyện Tân Lạc xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng

(HBĐT) - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, dịch vụ có lợi thế để gia tăng giá trị nông sản, góp phần nâng cao đời sống người dân. Để OCOP đi đúng hướng, huyện Tân Lạc vận động sự vào cuộc với quyết tâm cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân. Hiện, huyện đang tiến hành những bước đầu tiên để nhanh chóng xúc tiến triển khai Đề án OCOP. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương. Đồng thời, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng gia tăng giá trị, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Bàn giải pháp triển khai thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Chiều 13/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức buổi làm việc về công tác triển khai thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ đường Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự buổi làm việc có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các Bộ: GTVT, Công an, Tài chính; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh; UBND các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn, TP Hòa Bình; Công ty TNHH BOT QL6 - Hòa Lạc - Hòa Bình...

Huyện Cao Phong xây dựng, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 đơn vị hành chính, 88 xóm, khu dân cư, trong đó có 4 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 12 xóm ĐBKK (sau sáp nhập) thuộc xã khu vực II nằm trong diện đầu tư của Chính phủ theo Chương trình 135. Trên địa bàn huyện, dân tộc Mường chiếm trên 72%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao và một số ít dân tộc khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục