(HBĐT) - Ngày 15/5, Văn phòng UBND tỉnh ban hành Thông báo số 2823/TB-VPUBND kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đường Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL.6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT. Nội dung như sau:


Ngày 13/5/2019, tại trụ sở Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc về công tác triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đường Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL.6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Cùng dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện Bộ Công an, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Thường trực HĐNDtỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; các Ban Đảng, tổ chức, đoàn thể tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, TP Hòa Bình và Công ty TNHH BOT QL.6 - Hòa Lạc - Hòa Bình.

Sau khi nghe báo cáo, đề xuất và kiến nghị của các sở, ngành, ý kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương trên cơ sở đồng thuận, nhất trí, đồng chí Chủ tịch UBNDtỉnh kết luận như sau:

1. Đối với các đối tượng nằm trong diện được giảm mức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ: Là các phương tiện thuộc chủ sở hữu hợp pháp theo quy định.

2. Đối với Trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ Km 17+100 địa phận huyện Kỳ Sơn: Đối tượng được giảm mức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với toàn bộ phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp theo quy định trong khu vực 5km xung quanh Trạm, ưu tiên tính đến địa giới hành chính và hết địa bàn ảnh hưởng, phạm vi thôn hoặc xóm.

3. Đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sớm có ý kiến trả lời chính thức đề nghị của UBND tỉnh Hòa Bình tại Văn bản số 653/UBND-CNXD ngày 26/4/2019 về việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm Km 42+730 tuyến QL.6 đối với xe ô tô địa phương thuộc dự án ĐTXD đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL.6 đoạn Xuân Mai - TP Hòa Bình theo hình thức BOT.

4. Đề nghị Bộ GTVT có văn bản làm rõ nội dung đối với việc áp dụng thực hiện mức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ giữa: Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ Km 17+100 địa phận huyện Kỳ Sơn theo Văn bản số 2223/BGTVT-ĐTCT ngày 12/3/2019 và Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ Km 42+730 địa phận huyện Lương Sơn theo phương án 91 PA/UBND-DN và phương án điều chỉnh số 1728 PA/UBND-DN ( cùng một đối tượng nhưng có 2 mức thu khác nhau).

5. Giao UBND huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn chịu trách nhiệm và tiến hành kiểm tra, rà soát các phương tiện thuộc chủ sở hữu hợp pháp theo quy định, nằm trong diện được giảm mức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo phương án 91 PA/UBND-DN, phương án điều chỉnh số 1728 PA/UBND-DN và Văn bản số 2223/BGTVT-ĐTCT ngày 12/3/2019 của Bộ GTVT tại Trạm Km 17+100 địa phận huyện Kỳ Sơn và Trạm Km 42+730 địa phận huyện Lương Sơn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/6/2019.

5. Giao Công an tỉnh, Sở GTVT và UBND huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn đảm bảo an ninh, trật tự khu vực trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, an toàn giao thông đường bộ không để mất an ninh, trật tự xã hội, ách tắc giao thông; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về anh ninh, trật tự và an toàn giao thông đường bộ.

7. UBND huyện Kỳ Sơn, TP Hòa Bình,huyện Lương Sơn, Sở GTVT, Sở TT&TT, Đài PT&TH tỉnh, Báo Hòa Bình, doanh nghiệp dự án căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của Nhà nước trong công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

8. Đề nghị Bộ Công an: Chỉ đạo C08 và Công an TP Hà Nội phối hợp Công an tỉnh Hòa Bình điều tiết, phân luồng giao thông trên tuyến Hà Nội - Hòa Bình, đảm bảo không để ách tắc giao thông khi xảy ra tình huống phức tạp.

9. Giao Văn phòng UBND tỉnh có văn bản báo cáo Bộ GTVT về các kiến nghị đã thống nhất tại hội nghị để Bộ GTVT sớm có ý kiến để làm cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện.

  

P.V (TH)


Các tin khác


Nỗ lực thực hiện Nghị quyết phát triển đô thị huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đã có những giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 11/5/2012 và Kết luận số 174- KT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng độ thị Lương Sơn, thực hiện mục tiêu xây dựng vùng trung tâm huyện trở thành đô thị loại IV.

Huyện Lạc Thủy đăng ký 4 sản phẩm tham gia OCOP năm 2019

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, huyện Lạc Thủy đăng ký 4 sản phẩm tham gia OCOP năm 2019 chủ yếu ở nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH MTV Sông Bôi tại thôn A1, xã Cố Nghĩa; sản phẩm cam Lạc Thủy của 4 hộ: Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành; Ngô Đình Khởi, thôn Liên Phú 1, xã An Lạc; Bùi Văn Chung, thôn Đồng Thung, xã Cố Nghĩa; Vũ Duy Tân, thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa; sản phẩm gà Lạc Thủy của HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, thôn An Sơn 1, xã An Bình; sản phẩm kim chi măng của Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi, thôn Vai, xã Thanh Nông.

Lựa chọn 51 sản phẩm OCOP giai đoạn 2019 - 2020

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2019, mục tiêu của tỉnh phấn đấu thực hiện điểm 8-10 sản phẩm OCOP và giao các huyện, thành phố xây dựng thành công 36 sản phẩm OCOP được công nhận.

Tăng niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt

(HBĐT) - Ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thương mại, người dân tham gia, ủng hộ chương trình; thị hiếu tiêu dùng thay đổi, trọng thương hiệu Việt hơn các thương hiệu quốc tế đối với nhiều mặt hàng; tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt tăng cao so với giai đoạn trước... Đó là những hiệu ứng tốt đẹp sau 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh.

Huyện Tân Lạc xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng

(HBĐT) - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, dịch vụ có lợi thế để gia tăng giá trị nông sản, góp phần nâng cao đời sống người dân. Để OCOP đi đúng hướng, huyện Tân Lạc vận động sự vào cuộc với quyết tâm cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân. Hiện, huyện đang tiến hành những bước đầu tiên để nhanh chóng xúc tiến triển khai Đề án OCOP. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương. Đồng thời, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng gia tăng giá trị, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Bàn giải pháp triển khai thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Chiều 13/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức buổi làm việc về công tác triển khai thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ đường Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự buổi làm việc có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các Bộ: GTVT, Công an, Tài chính; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh; UBND các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn, TP Hòa Bình; Công ty TNHH BOT QL6 - Hòa Lạc - Hòa Bình...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục