Ngày 20/5/2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.


Cán bộ thú y tại chốt kiểm dịch phà Vàm Cống tại (phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên) thực hiện phun hóa chất khủ trùng phương tiện vận chuyển lợn trên Quốc lộ 91 trước khi vào thành phố Long Xuyên. 

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại hơn 60 quốc gia, phải tiêu hủy hàng trăm triệu con lợn và phải chi hàng chục tỉ đô la Mỹ cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện nay, tình hình dịch bệnh lây lan rất nhanh, diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta, từ tháng 2/2019 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố, dẫn đến buộc phải tiêu hủy trên 1,5 triệu con lợn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai quyết liệt, khá đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục có chiều hướng lây lan nhanh, phạm vi rộng, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường, đời sống của người chăn nuôi và công tác quản lý nhà nước của ta. Vì vậy, phòng, chống và tổ chức khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi là công việc cấp bách và rất quan trọng hiện nay.

Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc này, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội... tổ chức thực hiện khẩn trương, kiên quyết, đồng bộ các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; quyết tâm khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi trong thời gian nhanh nhất để bảo đảm điều kiện tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn châu Phi đã và đang xảy ra đối với các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Động viên toàn Đảng, toàn dân, lực lượng vũ trang tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch, giảm thiểu tổn thất về kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, thông tin kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.

3. Cùng với việc chỉ đạo các biện pháp để phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp chỉ đạo việc chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổ chức rút kinh nghiệm đợt phòng, chống vừa qua để chủ động phát hiện sớm, thông tin kịp thời và có biện pháp sẵn sàng phòng, chống các loại dịch bệnh khác có thể xảy ra đối với vật nuôi, cây trồng.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bảo đảm kinh phí và các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, các dịch bệnh động vật nói chung và nhanh chóng kiểm soát lây lan; kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật Thú y, tăng cường năng lực thú y các cấp đủ sức thực thi nhiệm vụ.

5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về bệnh dịch tả lợn châu Phi; động viên các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị chủ động tham gia tích cực vào công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo phòng, chống, khống chế dịch ở từng cấp; vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí, phương tiện, vật chất kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh, giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại nặng nề trong đợt dịch bệnh này.

6. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền cấp trên về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Chỉ thị này.

Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến các chi bộ đảng và đảng viên.

 

                  TheoBaotintucBottom of Form

 

Các tin khác


Thẩm định xã Thanh Hối về đích NTM

(HBĐT) - Ngày 17/5, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Tân Lạc thẩm định xã Thanh Hối về đích NTM năm 2019.

Kiểm tra việc thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(HBĐT) - Ngày 17/5, Đoàn công tác liên ngành của Ban chỉ đạo (BCĐ) T.Ư về đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN) do đồng chí Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh, kiểm tra kết quả 5 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng; Giám đốc các Công ty TNHH một thành viên (MTV): Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, 2/9 Hòa Bình.

Nâng mức cho vay – cơ hội mới cho hộ nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, hộ nghèo là một trong những đối tượng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần. Cùng với các chính sách an sinh xã hội, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo bền vững.

Niềm vui nông thôn mới ở xã Tân Vinh

(HBĐT) - Đường làng, ngõ xóm được bê tông kiên cố, sạch sẽ; nhà văn hóa các khu dân cư rộn ràng tiếng cười, nói của nhân dân chơi bóng chuyền mỗi buổi chiều; trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,3%. Đó là những nét nổi bật trong "bức tranh” nông thôn mới tại xã Tân Vinh (Lương Sơn).

Hội Nông dân huyện Cao Phong đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Cao Phong tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên nông dân. Thông qua các hoạt động, giúp hội viên có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Công nhận 11 làng nghề truyền thống

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 nghề, làng nghề, tiêu biểu như dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần, gỗ lũa, giấy dó, mây - tre đan... Theo mục tiêu kế hoạch của giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh sẽ công nhận 10 làng nghề nhưng đến hết năm 2018 đã có 11 làng nghề được công nhận, vượt 1 làng nghề so với chỉ tiêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục