(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có 13 xã, thị trấn với 155 xóm, khu phố, trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 3 xã thuộc khu vực II và 4 xóm ĐBKK thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Toàn huyện có 9.889 hộ dân tộc thiểu số (DTTS), trên 46.280 khẩu, chiếm 68,6% dân số toàn huyện. Riêng dân tộc Mường chiếm 68,2%, còn lại là các dân tộc Thái, Tày, Hoa, Nùng và một số ít các dân tộc khác. Với đặc điểm này, nên công tác dân tộc luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả, nhất là việc ưu tiên dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ĐBKK, giúp bà con có cơ hội phát triển, rút ngắn khoảng cách với vùng thuận lợi.

Năm 2018, xóm Lý Hưng, xã Lạc Hưng (Yên Thủy) được Chương trình 135 đầu tư xây dựng nhà văn hóa,  giúp người dân có nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng.


Cùng lãnh đạo UBND xã Lạc Hưng và cán bộ Phòng Dân tộc huyện, chúng tôi tới thăm xóm Lý Hưng. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước và nội lực trong nhân dân, xã ĐBKK Lạc Hưng nói chung và xóm Lý Hưng nói riêng đang "thay da đổi thịt”. Con đường đất gập ghềnh, nhỏ hẹp đã được thay thế bằng đường bê tông rộng mở. Nhà văn hóa xóm xây dựng khang trang, khuôn viên rộng rãi trở thành ngôi nhà chung giúp bà con sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao. Mô hình vườn cây ăn quả lồng ghép nuôi gà thả vườn phát triển khá phổ biến, mang lại thu nhập cho các gia đình. Phó Chủ tịch UBND xã Quách Ngọc Phụng phấn khởi chia sẻ: Sự chuyển mình của xóm Lý Hưng là nhờ được hưởng lợi từ các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn, nhất là qua Chương trình 135 đã giúp xóm có công trình và tạo sinh kế cho người dân. Riêng trong năm 2018, cùng với xóm Lý Hưng được đầu tư 450 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa, xã còn có xóm Bông Bạc cũng được đầu tư xây dựng nhà văn hóa. Ngoài ra, xóm Thút, xóm Ang được đầu tư sửa chữa sân khấu, nhà văn hóa và công trình thủy lợi. Xã cũng có 8 nhóm với 170 hộ được hưởng lợi từ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất qua hỗ trợ giống gà thả vườn Lạc Thủy. 


Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và Phòng Dân tộc huyện Yên Thủy luôn coi trọng công tác nắm tình hình vùng đồng bào DTTS cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời tổ chức thực hiện các dự án thuộc Chương trình 135 phù hợp với kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho hộ đồng bào DTTS vùng khó khăn trên địa bàn huyện.


Năm 2018, huyện được đầu tư 12 công trình, trong đó có 9 công trình giao thông, 4 công trình nhà văn hóa xóm với tổng mức đầu tư 7,8 tỷ đồng. Các công trình đã giải ngân đạt 100% số vốn. Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đã thúc đẩy cuộc sống của người dân vùng ĐBKK như các tuyến đường bê tông xóm Lương Cao, xã Lạc Lương; đường xóm Khuyển đi xóm Nâu, xã Bảo Hiệu; đường xóm Heo, xã Đa Phúc; công trình mương bê tông xóm Liên Kết, xã Đoàn Kết...


Song song với xây dựng cơ sở hạ tầng, năm qua, từ Chương trình 135, huyện Yên Thủy được phân bổ nguồn vốn trên 360 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng 13 công trình. Đồng thời, huyện đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất 8 nội dung với tổng nguồn vốn 1.666 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi vịt bầu, chăn nuôi bò cái sinh sản địa phương, hỗ trợ giống gà thả vườn, giống ong lấy mật, mua bò cái sinh sản. Từ các nội dung đầu tư này đã có 603 hộ được hưởng lợi, tạo cơ hội vươn lên ổn định cuộc sống.


Đánh giá của UBND huyện, các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn trong quá trình thi công đều đáp ứng yêu cầu theo quy định của Nhà nước, đảm bảo các thông số kỹ thuật cũng như chất lượng công trình. Khi đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả, giúp bà con thuận lợi đi lại và lưu thông hàng hóa, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương. Cùng với đó, thông qua hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cơ sở từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dần hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi. Kinh tế vùng DTTS huyện Yên Thủy đã có bước phát triển đáng kể, giúp người dân thoát nghèo bền vững và làm thay đổi diện mạo vùng ĐBKK, miền núi.


                                                                                                Bình Giang


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục