(HBĐT) - Xác định thu nhập là tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Để thực hiện được tiêu chí này, cấp ủy, chính quyền xã Hào Lý (Đà Bắc) đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển các mô hình kinh tế. Theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân toàn xã đạt 22 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 29,16%. Qua đó, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Gia đình chị Đinh Thị Nga, thôn Quyết Chiến, xã Hào Lý (Đà Bắc) phát triển hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn.

Đến thăm gia đình chị Đinh Thị Nga ở thôn Quyết Chiến, một trong những hộ tiêu biểu phát triển hiệu quả mô hình chăn nuôi gà trên địa bàn. Qua tìm hiểu được biết, cuối năm 2017, chị Nga tận dụng diện tích đất vườn kém hiệu quả để xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi thí điểm 2.000 con gà. Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, chị Nga áp dụng tiến bộ KHKT vào quá trình chăn nuôi để có sản phẩm chất lượng cao. Trung bình mỗi con gà sau chu kỳ chăn nuôi 4 tháng có trọng lượng từ 1,7 - 1,8 kg, giá bán ổn định ở mức 80.000 đồng/kg, tổng thu nhập đạt khoảng 80 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế đem lại, chị Nga tiếp tục mở rộng quy mô chuồng nuôi với tổng đàn 6.000 con gà giống”. 
Chị Nga chia sẻ: "Ngay từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM, chính quyền xã đã tạo điều kiện cho gia đình tôi nói riêng, các hộ dân trên địa bàn xã nói chung được tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi. Đối với mô hình chăn nuôi, muốn phát triển hiệu quả thì người nuôi cần lựa chọn được giống gà khỏe, kháng bệnh tốt. Bên cạnh đó, phải làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh, tiêm đầy đủ các loại vắc xin để đàn gà được khỏe mạnh, năng suất cao. Nhờ áp dụng hiệu quả các biện pháp vào quá trình chăn nuôi, đàn gà của gia đình tôi cho năng suất cao và được thương lái trong và ngoài huyện tin cậy thu mua”.  

Không chỉ gia đình chị Nga mà còn nhiều hộ khác trên địa bàn đã tích cực ứng dụng KHKT vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Theo thống kê, năm 2018, tổng diện tích gieo trồng toàn xã ước đạt 471,15 ha. Trong đó, những cây trồng chủ lực của địa phương như sắn đạt 140 ha, sản lượng 2.450 tấn; ngô 195 ha, sản lượng 877,5 tấn. Duy trì và phát triển hiệu quả đàn gia súc, gia cầm với tổng đàn 8.856 con. Diện tích rừng sản xuất trồng mới đạt 133,9 ha. Ngoài ra, một số hộ trên địa bàn đã cải tạo diện tích vườn tạp để phát triển các mô hình kinh tế mới đem lại thu nhập cao như trồng cây có múi, sachi, nghệ đỏ, chăn nuôi bò sinh sản, dược liệu. Bên cạnh đó, 10 hộ chăn nuôi gà ở thôn Quyết Chiến đã chủ động liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất với các hộ khi đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế đó là nguồn vốn. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền xã đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH, NN& PTNT tạo điều kiện cho hộ nghèo, gia đình chính sách tiếp cận nguồn vốn với tổng dư nợ đạt 25 tỷ đồng. Trung tâm học tập cộng đồng xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho 150 lượt người   tham gia. 

Đồng chí Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Hào Lý cho biết: Trong thời gian tới, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế trồng cây có múi, nghệ đỏ, sachi, dược liệu... Đến năm 2018, xã đã đạt 12/19 tiêu chí NTM. Để nâng cao tiêu chí thu nhập, năm 2019, xã phấn đấu đạt 25 triệu đồng/ người. Để đạt được mục tiêu đề ra, xã mong muốn các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao KH-KT áp dụng vào quá trình sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. 


                                                                                  Đức Anh

Các tin khác


Vốn chính sách đồng hành cùng nông dân xã Vũ Lâm

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn chính sách ở xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả trong thực hiện các chương trình tín dụng, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Nguồn vốn vay đã đem lại cho nhiều hộ cơ hội nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đem lại cuộc sống ổn định.

Mở hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc, đáp ứng nhu cầu của thị trường

(HBĐT) - Trong bối cảnh những năm gần đây liên tiếp xảy ra các loại dịch bệnh trên đàn lợn, gia cầm, nhất là hiện tại, bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và dự báo dịch bệnh này vẫn còn âm ỉ trong thời gian khá dài. Trong khi Bộ NN&PTNT khuyến cáo không chủ trương tăng đàn thời điểm này thì việc các cấp, ngành chức năng tìm sinh kế mới cho nông dân để tạo ra sản phẩm, chống việc cuối năm nay thực phẩm sẽ khan hiếm đang là việc làm hết sức cần thiết, trong đó đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc là hướng mở cho người chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

4 tháng, phát hành gần 12.900 thẻ ATM

(HBĐT) - Thống kê trong tháng 4/2019, Agribank Hòa Bình phát hành 2.886 thẻ ATM, lũy kế thẻ phát hành trong năm 2019 là 12.867 thẻ, số thẻ hoạt động đang lưu hành: 61.682 thẻ, số dư tài khoản thẻ đạt 484 tỷ đồng, số dư bình quân thẻ 5.188 ngàn đồng/thẻ.

Tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, từ công tác huy động nguồn vốn có hiệu quả, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) đã chỉ đạo tập trung giải ngân vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NN,NT) lên đến gần 9.700 tỷ đồng. Qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển NN,NT trên toàn địa bàn.

Niềm vui nông thôn mới ở xã Tu Lý

(HBĐT) - Xác định chương trình xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, ngay sau khi triển khai chương trình, cấp ủy, chính quyền xã Tu Lý, huyện Đà Bắc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM. Qua đó tích cực sáng tạo, tìm tòi phát triển các mô hình kinh tế mới đem lại thu nhập cao. Huy động người dân hiến đất, đóng góp ngày công để mở rộng đường giao thông, tu sửa hệ thống hạ tầng thiết yếu.

Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Hòa Bình tăng 9 bậc

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa tổ chức hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR index) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 (SIPAS 2018).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục