Bài 1- Tạo sức hút đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp 
(HBĐT) - Ngày 16/5/2014, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN,CCN) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020 (sau đây viết tắt là NQ 09). Qua 5 năm thực hiện, tỉnh đã ban hành một số quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ các KCN, CCN, góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển KT – XH của tỉnh.


Thực hiện quan điểm xuyên suốt của NQ 09 là: Phát triển các KCN, CCN phải đặt trong tổng thể mục tiêu, định hướng phát triển KT - XH của tỉnh, có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả KT - XH, môi trường là mục tiêu cao nhất. Những năm qua, các cấp, ngành đã vào cuộc, tổ chức thực hiện và đạt được hiệu quả nhất định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo QP-AN, giữ vững ổn định ANCT, TTATXHcủa tỉnh.

Đồng thuận phát triển KCN, CCN

Sau khi có NQ 09, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện. Các đơn vị chủ động triển khai thực hiện, tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư, công tác bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, KH-CN, tăng cường năng lực QLNN. Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo đầu tư phát triển hạ tầng các khu, CCN, định kỳ họp bàn các giải pháp nghiên cứu, đề xuất, bố trí, huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng.

UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các KCN; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CCN phù hợp với mục tiêu xây dựng, phát triển, thu hút đầu tư và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới về CN-TTCN trên địa bàn tỉnh. Hiện, toàn tỉnh có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch 1.507,43 ha; 21 CCN với tổng diện tích quy hoạch 663,32 ha.


KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, mở rộng cửa thu hút đầu tư.

Xác định đầu tư phát triển hạ tầng là nhiệm vụ hết sức quan trọng để thu hút đầu tư,cấp ủy, chính quyền tỉnh đặc biệt coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này. Ngày 8/12/2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND về Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Ban chỉ đạo đầu tư phát triển hạ tầng các khu, CCN đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu, CCN. 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong tỉnh có KCN Lạc Thịch đã cơ bản hoàn thành; KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay có một số KCN rất tiềm năng như KCN Mông Hóa, Yên Quang có vị trí thuận lợi, các nhà đầu tư đang tiến hành các thủ tục đầu tư. Vốn chủ yếu là của các DN, tỉnh hỗ trợ về thủ tục hành chính (TTHC), theo sát họ và thực hiện bồi thường GPMB liên quan đến trách nhiệm của chính quyền tỉnh cũng như các huyện, thành phố nhằm ưu tiên hoàn thành hạ tầng kỹ thuật. 

Coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ

Theo báo cáo của Tỉnh ủy, trước khi triển khai thực hiện NQ 09, tổng vốn đầu tư phát triển các KCN đạt 430,686 tỷ đồng và triển khai đầu tư một số công trình thiết yếu 4 CCN với tổng vốn thực hiện 73,57 tỷ đồng. Sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết, tổng vốn đầu tư (lũy kế từ trước và sau khi thực hiện NQ 09 đến tháng 3/2019) là 1.097,371 tỷ đồng, tăng 666,685 tỷ đồng, tăng 154,8%. Đối với CCN, tỉnh ưu tiên tập trung triển khai đầu tư, hoàn thiện một số công trình thiết yếu 7 CCN ở các huyện: Lạc Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn, Mai Châu và TP Hòa Bình. Tổng vốn đầu tư thực hiện 108,171 tỷ đồng, tăng 34,6 tỷ đồng.

Tháng 10/2015, CCN Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập, quy mô diện tích 9,85 ha. Hiện, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, sản xuất các sản phẩm từ tre, luồng, gỗ. Đồng chí Phạm Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Phát triển công nghiệp nói chung, CCN nói riêng được huyện Mai Châu đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020. Những năm qua, CCN Chiềng Châu đã thực hiện theo kế hoạch đề ra, hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, bộ máy phát triển đồng bộ, đáp ứng về môi trường và giải quyết việc làm cho khoảng 180 lao động. Nắm bắt khó khăn của DN là nguyên liệu tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, huyện tăng cường chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng tập trung, vận động nhân dân trồng những loại cây mang tính chất hàng hóa và phục vụ công, từng bước giúp CCN và DN có nguyên liệu sản xuất, phấn đấu đảm bảo công suất thiết kế. Nhờ sự giúp sức của huyện đã tạo thuận lợi để DN hoạt động SX - KD hiệu quả.

Những năm qua, song song với đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN, nhà đầu tư hạ tầng tổ chức vận động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài. Ký cam kết, định kỳ đánh giá kết quả phối hợp giữa UBND tỉnh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020 với quan điểm xuyên suốt của tỉnh coi DN là đối tượng phục vụ, bảo vệ, gỡ bỏ mọi rào cản, phát triển DN vừa và nhỏ, tạo động lực cho DN và các thành phần kinh tế phát triển được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; CCHC, tháo gỡ khó khăn, tăng cường đối thoại giữa chính quyền và DN. Tỉnh khuyến khích DN thực hiện TTHC qua mạng; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình giải quyết TTHC theo hướng rõ ràng, chính xác, thông thoáng, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết TTHC.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về lợi ích lâu dài của phát triển các khu, CCN nên đã tạo điều kiện nhất định cho hỗ trợ và GPMB, tái định cư. Tính đến hết tháng 3/2019, các KCN của tỉnh có tổng số diện tích đất sạch để thu hút đầu tư là 143,17 ha.

Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự đồng thuận của DN và người dân, từ khi triển khai thực hiện NQ 09 đến tháng 3/2019, các KCN trong tỉnh đã thu hút 53 dự án đầu tư, trong đó có 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 44 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 285,5 triệu USD và 3.615 tỷ đồng. Các CNN thu hút được 8 dự án với tổng vốn đăng ký 1.155,4 tỷ đồng.

Tính đến nay, các KCN của tỉnh có 89 dự án đầu tư, trong đó 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 64 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 573,98 triệu USD và 7.024,4 tỷ đồng. Có 50 dự án đang hoạt động SX-KD. Các CCN có 12 dự án đầu tư, trong đó 8 dự án đang SX-KD. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp của dự án trong các khu, CCN đạt 15.402 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 595,84 triệu USD, nộp NSNN 201 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 17.608 lao động.

(Còn nữa)


Bình Giang


Các tin khác


Khuyến khích tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công

Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế hơn 30 năm qua, việc khu vực tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã hội đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực; góp phần phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước. Vì vậy, việc chuyển giao một phần dịch vụ công do Nhà nước quản lý sang khu vực tư nhân sẽ giúp chấm dứt tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi”, tạo ra sự cạnh tranh, mang đến nhiều lợi ích hơn cho người dân. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế kiểm soát để bảo đảm sự công bằng, tính minh bạch và chất lượng dịch vụ.

Lạc Thịnh trên đường về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Lạc Thịnh là xã đăng ký về đích NTM năm 2019 của huyện Yên Thủy. Đến nay, xã đã đạt 13/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Các tiêu chí chưa đạt là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, văn hóa và an ninh trật tự. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, Lạc Thịnh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí còn lại để cán đích NTM vào cuối năm nay.


Kiểm tra tình hình phát triển kinh tế tập thể tại huyện Lạc Thủy

 (HBĐT) -Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh vừa làm việc với UBND huyện Lạc Thủy về việc kiểm tra tình hình phát triển KTTT của huyện.

Người dân xã Yên Quang mong muốn được hoàn trả và sửa chữa tuyến đường 446

(HBĐT) - Như tin đã đưa, từ ngày 10/6, người dân quanh khu vực Trạm thu phí Km 17+100 đường Hòa Lạc – Hòa Bình tái diễn việc tụ tập đông người, dừng đỗ phương tiện tại tất cả các làn đường của trạm, cản trở hoạt động thu phí, gây ách tắc giao thông hàng km. Trước tình hình này buộc nhà đầu tư là Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 – Hòa Lạc – Hòa Bình phải 2 lần xả trạm. Điều đáng nói là từ khi xả trạm lần 2, vào khoảng 16h ngày 10/6, người dân không giải tán mà vẫn tập trung rất đông, nhiều phương tiện dừng đỗ trái quy định chặn các làn đường thông qua đêm. Tính đến 17g ngày 11/6, tình trạng này chưa được cải thiện. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục phải xả trạm.

Huyện Lương Sơn ký kết hợp tác về phát triển nông nghiệp hữu cơ

(HBĐT) -UBND huyện Lương Sơn và Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) vừa tổ chức chương trình ký kết hợp tác xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn. Thời gian hợp tác từ 3 - 5 năm. Mô hình được thực hiện tại các xã: Thành Lập, Cư Yên, Liên Sơn.

Quyết liệt chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư

(HBĐT) - "Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư (DN, NĐT) vì sự phát triển của tỉnh”. Đó là chủ trương nhất quán của cấp ủy, chính quyền tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang khẳng định tại hội nghị đối thoại với các DN, NĐT tổ chức mới đây đã nhận được sự đồng thuận của nhiều DN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục