(HBĐT) - "Kim Bôi là huyện đặc thù nên việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) còn hạn chế. Đây là huyện duy nhất trong tỉnh chưa có khu công nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, định hướng sát thực của cấp ủy, chính quyền huyện và sự năng động, nhạy bén của một bộ phận nhân dân, vài năm trở lại đây, sản xuất CN - TTCN trên địa bàn có sự khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã hình thành với ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nhất là lúc nông nhàn và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện”. Đó là chia sẻ của đồng chí Đinh Hồng Thủy, Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kim Bôi.
Công ty TNHH MTV Hùng Như, xóm Rạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) may túi xuất cho các siêu thị, góp phần giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 38 doanh nghiệp, 23 hợp tác xã; hơn 1.131 hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh CN - TTCN, trong đó có 75 hộ sản xuất, chế biến, 1.065 hộ kinh doanh các loại. Những năm qua, huyện lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng và cơ sở chú trọng tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người dân tích cực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa bàn để phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất bám sát diễn biến nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và tìm nguồn hàng mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện nỗ lực tham mưu, đề xuất các cấp, ngành có thẩm quyền sớm đưa quy hoạch cụm công nghiệp huyện Kim Bôi vào triển khai để tăng thế mạnh của thị trường nội huyện.
Đồng chí Đinh Hồng Thủy cho biết thêm: Ngoài yếu tố là huyện đặc thù thì cái khó trong phát triển CN-TTCN của huyện là nguồn vốn đầu tư cho công tác khuyến công còn hạn chế, đa số do cá nhân tự đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, hàng năm cũng có một phần nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, nguồn vốn khuyến nông, khuyến lâm hỗ trợ phần nào cho bà con, nhất là việc mở lớp tập huấn nâng cao tay nghề. Hiện, một số xã trong huyện phát triển mạnh nghề khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, làm mây, tre đan, chổi chít, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho nông dân, tránh được tình trạng đi làm ăn xa, vướng vào các tai, tệ nạn xã hội và tăng giá trị sản xuất CN -TTCN.
Năm 2018, giá trị sản xuất CN- TTCN của huyện đạt 375 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), đạt 117,2% so với kế hoạch. Năm 2019, huyện đề ra chỉ tiêu, kế hoạch giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 347 tỷ đồng theo giá cố định, 441 tỷ đồng theo đơn giá hiện hành; kết quả trong quý I đạt trên 85,45 tỷ đồng theo giá cố định, đạt gần 109,5 tỷ đồng theo giá hiện hành. Một số sản phẩm chủ yếu gồm đá các loại khai thác khoảng 28.000 m3; gạch xây dựng các loại 5,5 triệu viên; hoa sen sắt, sơn gò hàn 11.000 m2; sơ chế nông sản 9.500 tấn; chổi chít 137,5 nghìn sản phẩm; quần, áo các loại 160.000 sản phẩm; nước giải khát 3.750.000 m3…
Đặc biệt, trên địa bàn huyện có xã Đông Bắc phát triển được 4 cơ sở sản xuất mây, tre đan, may túi xuất đến các siêu thị, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhất là chị em tranh thủ được thời gian nhàn rỗi để làm ở nhà. Theo tính toán, từ việc làm này cho thu nhập bình quân 100.000 đồng/người/ngày, nhiều chị em làm nhanh, chất lượng có thu nhập 200.000 - 300.000 đồng/ người/ngày. Từ việc kết hợp giữa làm nông nghiệp với sản xuất CN - TTCN đã hạn chế đáng kể tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cũng như người lao động phải đi làm ăn xa.
Bình Giang
(HBĐT) - Lạc Thịnh là xã đăng ký về đích NTM năm 2019 của huyện Yên Thủy. Đến nay, xã đã đạt 13/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Các tiêu chí chưa đạt là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, văn hóa và an ninh trật tự. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, Lạc Thịnh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí còn lại để cán đích NTM vào cuối năm nay.
(HBĐT) -Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh vừa làm việc với UBND huyện Lạc Thủy về việc kiểm tra tình hình phát triển KTTT của huyện.
(HBĐT) - Như tin đã đưa, từ ngày 10/6, người dân quanh khu vực Trạm thu phí Km 17+100 đường Hòa Lạc – Hòa Bình tái diễn việc tụ tập đông người, dừng đỗ phương tiện tại tất cả các làn đường của trạm, cản trở hoạt động thu phí, gây ách tắc giao thông hàng km. Trước tình hình này buộc nhà đầu tư là Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 – Hòa Lạc – Hòa Bình phải 2 lần xả trạm. Điều đáng nói là từ khi xả trạm lần 2, vào khoảng 16h ngày 10/6, người dân không giải tán mà vẫn tập trung rất đông, nhiều phương tiện dừng đỗ trái quy định chặn các làn đường thông qua đêm. Tính đến 17g ngày 11/6, tình trạng này chưa được cải thiện. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục phải xả trạm.
(HBĐT) -UBND huyện Lương Sơn và Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) vừa tổ chức chương trình ký kết hợp tác xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn. Thời gian hợp tác từ 3 - 5 năm. Mô hình được thực hiện tại các xã: Thành Lập, Cư Yên, Liên Sơn.
(HBĐT) - "Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư (DN, NĐT) vì sự phát triển của tỉnh”. Đó là chủ trương nhất quán của cấp ủy, chính quyền tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang khẳng định tại hội nghị đối thoại với các DN, NĐT tổ chức mới đây đã nhận được sự đồng thuận của nhiều DN.
(HBĐT) -Nhằm mục đích gia tăng lợi ích cho khách hàng khi gửi tiền tại Agribank, từ ngày 31/5/2019 đến hết ngày 28/8/2019, Agribank triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng "Sinh lợi an toàn – Hàng ngàn giải thưởng” với hơn 40.000 giải thưởng, tổng giá trị giải thưởng lên tới 12,2 tỷ đồng.