Bài 2 - đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

(HBĐT)-Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI của tỉnh năm 2018 đã tăng cả về số điểm (tăng 2,31 điểm) và thứ hạng (tăng 4 bậc) so với năm 2017. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, phấn đấu xây dựng bộ máy chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững. 


Ban quản lý đầu tư xây dựng các dự án công trình giao thông chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công đường 435 (Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa), phấn đấu hoàn thành vào tháng 6/2020.  Ảnh: p.v

Môi trường kinh doanh chưa thực sự hấp dẫn

Dù đã tăng về thứ hạng, nhưng môi trường kinh doanh của tỉnh vẫn chưa thực sự hấp dẫn, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh, chưa có sự khác biệt so với các địa phương trong khu vực. Điểm số gia nhập thị trường của tỉnh thấp hơn trung vị cả nước, đứng ở vị trí thứ 6/6 trong các địa phương vùng Tây Bắc, vị trí thứ 12/14 khu vực miền núi phía Bắc. 34% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện; 30% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy; 29% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin cấp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc các loại giấy chứng nhận khác. 19% doanh nghiệp được hỏi phản ánh họ phải chờ hơn 1 tháng hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động...

Như vậy, hậu đăng ký kinh doanh vẫn là một gánh nặng cho doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn về thiếu quỹ đất sạch vẫn ở mức cao (33%), 27% doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện giải phóng mặt bằng chậm, 73% doanh nghiệp được điều tra cho rằng cần có "mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh. Doanh nghiệp phải mất ít nhất 4 ngày để nhận được thông tin, văn bản sau khi đã đề nghị cung cấp (trung vị cả nước 3 ngày). Chính việc tiếp cận thông tin không thuận lợi nên doanh nghiệp chưa chủ động trong sản xuất, mở rộng kinh doanh hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, số giờ trung vị cho mỗi cuộc làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế là 24 giờ, cao gấp 3 lần so với trung vị cả nước. Tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính đất đai là 63%, cao gấp đôi so với trung vị cả nước. Khối doanh nghiệp FDI đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, nhất là các vị trí đòi hỏi kỹ năng cao như: kế toán, quản lý, cán bộ kỹ thuật. Ngoài ra, chi phí đào tạo lao động cao và tình trạng lao động bỏ việc sau khi được đào tạo là mối lo ngại ngày càng lớn của doanh nghiệp... Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật của tỉnh chưa đồng bộ, nhiều nơi có doanh nghiệp nhưng không có đường giao thông, không có điện...

Giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành, địa phương 

UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 2/1/2019 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó, đặt mục tiêu cụ thể phấn đấu tăng điểm số PCI từ 2 - 5 điểm so với năm 2018. Đối với các chỉ số thành phần cụ thể gồm: chi phí gia nhập thị trường, chi phí tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, phấn đấu ít nhất bằng mức trung vị của cả nước. Các chỉ số còn lại được cải thiện và tăng điểm.

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Sở KH&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện một số giải pháp chủ yếu cải thiện chỉ số PCI trong năm 2019. Theo đó, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cần tập trung, bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ về phát triển KT - XH, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp...; các chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển; hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, tạo sự vào cuộc tích cực, chủ động, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từng bộ phận, đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hướng đến sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân, góp phần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch.  

Rà soát, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC và cung cấp dịch cụ công trực tuyến mức độ 4 đối với doanh nghiệp. Đa dạng kênh công khai, minh bạch các TTHC, quy trình, quy định hành chính để doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận dễ dàng nhất. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với tinh thần các cấp, ngành từ tỉnh đến địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích khởi nghiệp. Đa dạng cách thức đối thoại doanh nghiệp, tăng cường đối thoại mở với doanh nghiệp theo hình thức chuyên đề, giải quyết đến cùng những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông nhằm thực hiện tốt việc tuyên truyền để cán bộ, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân hiểu sâu hơn về Nghị quyết số 02, PCI và các chính sách liên quan đến doanh nghiệp, hỗ trợ của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp. Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong việc đánh giá tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư, phản biện kịp thời các cơ chế, chính sách có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, triển khai các cơ chế huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH… UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm cải thiện từng chỉ số PCI, phân tích, đánh giá từng chỉ số thành phần PCI, đề xuất các giải pháp thực hiện cụ thể cho ngành, địa phương bảo đảm các chỉ số thành phần của PCI đều được cải thiện về điểm số và thứ hạng so với năm 2019.



          Lê Chung


Các tin khác


Giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2019

(HBĐT) - Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh đạt 61,73 điểm (tăng 4,93 điểm so với năm 2016 và tăng 2,31 điểm so với năm 2017). Năm 2018, tỉnh ta đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2017, nằm trong nhóm trung bình của cả nước.

Hội nghị phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Ngày 25-6, tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTÐBB).

Trang bị kiến thức phát triển nhóm sản phẩm OCOP đồ uống, vải và may mặc cho doanh nghiệp, HTX

(HBĐT) - Sở Công Thương vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về phát triển nhóm sản phẩm OCOP đồ uống, vải và may mặc cho các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Huyện Kim Bôi huy động trên 200 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT)-Theo UBND huyện Kim Bôi, tổng vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM 6 tháng đầu năm nay là 201.418 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước 101.423 triệu đồng, chiếm 69,3%; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 35.318 triệu đồng, chiếm 17,5%; vốn tín dụng 16.280 triệu đồng; doanh nghiệp đóng góp 1.300 triệu đồng; vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 8.882 triệu đồng.

Huyện Cao Phong huy động trên 416 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Theo UBND huyện Cao Phong, trong 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt 416.640 triệu đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp 2.112 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 11.870 triệu đồng; ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, vốn lồng ghép các chương trình, dự án, vốn tín dụng, đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của người dân 402.658 triệu đồng. Hiện, trên địa bàn huyện không có công trình nợ đọng xây dựng cơ bản.

Cao tốc Bắc - Nam: Kiểm soát hồ sơ, loại nhà đầu tư yếu

Dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, chỉ cần đảm bảo đầy đủ yêu cầu xét duyệt về năng lực, kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể thắng thầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục