(HBĐT) - Có dịp đi một vòng qua xóm Mỹ Tân, xã Tân Thành (Lương Sơn) sẽ thấy nơi đây trù phú, xum xuê vùng cây ăn quả có múi. Bà con nông dân tập trung phát triển sản xuất với cây trồng chủ lực là bưởi Diễn, kết hợp nghề chăn nuôi lợn, gia cầm.
Cán bộ Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản tỉnh khảo sát chất lượng vùng trồng bưởi của HTX Nông nghiệp Mỹ Tân.
Thay lời xác nhận đây chính là vựa bưởi của xã nhà, anh Đỗ Quốc Hương, Giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Tân đưa dẫn chứng cụ thể: HTX Nông nghiệp Mỹ Tân thành lập từ tháng 8/2018, tiền thân là CLB Hội làm vườn Mỹ Tân. HTX quy tụ 41 thành viên, chủ yếu là hội viên nông dân của xóm này. Tính ra, tổng diện tích cây ăn quả hiện có 64 ha, trong đó có 45 ha bưởi, còn lại là cam, ổi. Nông dân trong xóm đã có doanh thu từ cây bưởi trong 7 - 8 năm nay, nhiều hộ có diện tích trồng lớn (1 - 2 ha). Về chăn nuôi, có tổng cộng 200 con dê, 3 vạn con gà, 260 con lợn bản địa, trên 1.100 lợn thịt và 60 con bò.
Vị trí địa lý gần thị trường Thủ đô Hà Nội là một lợi thế để các hộ trồng trọt, chăn nuôi trong xóm tranh thủ điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều hộ trong số đó đã lo xa về vấn đề tiêu thụ sản phẩm tương lai sau này. Niên vụ thu hoạch bưởi 2018 - 2019, qua kết quả tổng hợp của HTX Nông nghiệp Mỹ Tân, diện tích bưởi cho thu ổn định từ 4 - 5 niên vụ là 13 ha, năng suất đạt được 20 tấn quả/ha, sản lượng toàn vụ đạt 260 tấn. Xét về doanh thu, lợi nhuận mang lại thì vùng trồng bưởi Diễn Mỹ Tân không thua kém bất cứ vùng trồng bưởi các huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Cao Phong. Dự kiến, niên vụ thu hoạch 2019 - 2020 tới, diện tích bưởi ở thời kỳ kinh doanh sẽ tăng lên 16 ha.
Không chỉ biết đến là vựa bưởi của huyện Lương Sơn, chất lượng bưởi Diễn ở Mỹ Tân luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao về độ ngọt đậm, dóc vỏ, tép không bị khô. Có một thực tế là lâu nay, việc tiêu thụ bưởi và một số sản phẩm nông sản ở đây hoàn toàn bị chi phối bởi tư thương. Do sản lượng nhiều, nhất là trước tình hình vùng trồng cây ăn quả có múi ngày càng mở rộng trên phạm vi trong tỉnh và cả nước, một số hộ phải mang tiêu thụ ở thị trường tự do, cụ thể là đưa vào các chợ để bán lẻ tới tay người tiêu dùng. Điều này cho thấy thực trạng cạnh tranh sản phẩm, tiêu thụ trên thị trường ngày càng khó khăn cho người trồng bưởi xóm Mỹ Tân.
Tiếp cận quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ để đầu ra sản phẩm được khẳng định về chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm là nguyện vọng, mong mỏi bấy lâu của các thành viên HTX Nông nghiệp Mỹ Tân. Anh Đào Văn Đại, thành viên HTX chia sẻ: Bản thân tôi rất lo về đầu ra sản phẩm sau này khi yêu cầu của thị trường ngày càng khó tính, khắt khe hơn, nguồn cung sản phẩm ngày càng phong phú, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Ông Nguyễn Văn Nhị, một lão nông có vườn cam đường Canh 1,3 ha cho doanh thu tiền tỷ ở niên vụ 2018 - 2019 cho biết: Với diện tích cây ăn quả có múi vào thời kỳ khai thác kinh doanh tăng mạnh, chất lượng và thương hiệu sản phẩm sẽ quyết định "đầu ra" cho sản phẩm.
Theo Kế hoạch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh năm 2019, HTX Nông nghiệp Mỹ Tân là 1 trong 10 cơ sở được hỗ trợ với các nội dung tư vấn, hướng dẫn áp dụng Quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP trong trồng cây ăn quả các loại. Cơ quan được tỉnh giao hỗ trợ, hướng dẫn đã phối hợp với địa phương khởi động triển khai các nội dung để đến cuối năm nay sẽ hoàn tất chứng nhận diện tích bưởi của HTX Nông nghiệp Mỹ Tân đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trên cơ sở đó, người trồng bưởi xóm Mỹ Tân đang nỗ lực áp dụng quy trình, thực hiện các tiêu chí vùng trồng. Tới đây, các hộ sẽ yên tâm hơn về đầu ra và giá cả sản phẩm bởi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định về chất lượng, sản phẩm có tem nhãn, bao bì truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh sẽ có thêm lựa chọn sản phẩm nông sản đến từ vựa bưởi uy tín Mỹ Tân.
Bùi Minh
Ngày 25-6, tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTÐBB).
(HBĐT) - Sở Công Thương vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về phát triển nhóm sản phẩm OCOP đồ uống, vải và may mặc cho các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT)-Theo UBND huyện Kim Bôi, tổng vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM 6 tháng đầu năm nay là 201.418 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước 101.423 triệu đồng, chiếm 69,3%; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 35.318 triệu đồng, chiếm 17,5%; vốn tín dụng 16.280 triệu đồng; doanh nghiệp đóng góp 1.300 triệu đồng; vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 8.882 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Cao Phong, trong 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt 416.640 triệu đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp 2.112 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 11.870 triệu đồng; ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, vốn lồng ghép các chương trình, dự án, vốn tín dụng, đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của người dân 402.658 triệu đồng. Hiện, trên địa bàn huyện không có công trình nợ đọng xây dựng cơ bản.
Dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, chỉ cần đảm bảo đầy đủ yêu cầu xét duyệt về năng lực, kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể thắng thầu.
Hàng nhập về đóng gói, sơ chế hoặc làm các công đoạn cuối, thậm chí hàng đặt “nguyên con” ở nước ngoài, về gắn mác hàng Việt, có được coi là hàng Việt không?