(HBĐT) - Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh đạt 61,73 điểm (tăng 4,93 điểm so với năm 2016 và tăng 2,31 điểm so với năm 2017). Năm 2018, tỉnh ta đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2017, nằm trong nhóm trung bình của cả nước.

 


Công ty CP Dệt kim Hòa Bình (Khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho 400 lao động.

 

Theo đánh giá của VCCI, khoảng cách về điểm số PCI giữa các tỉnh ngày càng được thu hẹp, do có sự nỗ lực cải thiện nhanh chóng của những tỉnh đứng cuối. Những tỉnh đứng cuối đang có lợi thế của "người đi sau” khi có thể tham khảo và áp dụng những cách làm hay, thực tiễn tốt sẵn có từ những tỉnh nhóm trên để cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương mình. Năm 2018, có 12.258 doanh nghiệp tham gia đánh giá điều tra của VCCI về chỉ số PCI cấp tỉnh, trong đó, doanh nghiệp FDI 1.577 phiếu, doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2017 và năm 2018 là 2.000 phiếu, các doanh nghiệp dân doanh 8.681 phiếu. Riêng đối với tỉnh Hòa Bình có 500 doanh nghiệp nằm trong diện chọn mẫu điều tra, số doanh nghiệp trả lời điều tra là 157, tỷ lệ phản hồi tương ứng là 31,4%, trong đó có 32 doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2017 và 2018.

Thông qua đánh giá các chỉ số thành phần cho thấy: Chỉ số PCI của tỉnh năm 2018 đã tăng cả về số điểm (tăng 2,31 điểm) và thứ hạng (tăng 4 bậc) so với năm 2017. Trong đó có 7 chỉ số tăng điểm gồm: Tiếp cận đất đai (tăng 0,19 điểm); chi phí thời gian (tăng 1,02 điểm); chi phí không chính thức (tăng 1,21 điểm); cạnh tranh bình đẳng (tăng 1,3 điểm); tính năng động của chính quyền tỉnh (tăng 0,18 điểm); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,46 điểm); thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (tăng 0,6 điểm). Đặc biệt, có 6 chỉ số tăng thứ hạng (cá biệt có chỉ số tăng tới 22 bậc), đó là: Tiếp cận đất đai (tăng 4 bậc), chi phí thời gian (tăng 9 bậc), chi phí không chính thức (tăng 10 bậc), cạnh tranh bình đẳng (tăng 22 bậc), dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 18 bậc), thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (tăng 12 bậc).

Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh nhận định chính quyền cấp tỉnh linh hoạt, sáng tạo trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân là 71%; UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh, nhận định này được 54% doanh nghiệp đánh giá. 65% doanh nghiệp cho biết các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp (trung vị cả nước là 68%); 81% doanh nghiệp hài lòng với phản hồi và cách giải quyết của cơ quan chính quyền đối với những vướng mắc, khó khăn mà họ đã phản ánh, cao hơn trung vị cả nước (trung vị cả nước là 77%).

Kết quả trên phản ánh những cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong những năm qua. Năm 2018, chính quyền tỉnh có nhiều giải pháp cụ thể cải thiện chất lượng chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong triển khai các thủ tục hành chính và hoạt động đầu tư tại tỉnh. Cụ thể: Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. UBND tỉnh đã triển khai nghiêm túc kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phân công trực tiếp cho các cơ quan theo dõi, cải thiện từng chỉ số thành phần của PCI. Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại, gặp gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh cũng được chú trọng. Đặc biệt, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư cuối năm 2018, tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư 9 dự án, ký bản ghi nhớ đầu tư với 15 nhà đầu tư, vốn đăng ký trên 94.000 tỷ đồng. Khoảng cách từ chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư của T.Ư và tỉnh đến việc làm của cán bộ, công chức liên quan hoạt động của doanh nghiệp và người dân, nhất là các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng… đang được rút ngắn theo hướng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thay vì quản lý. Tỉnh cũng đã có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với nhiều giải pháp cụ thể khác đã tạo niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương.

 

 Lê Chung


Các tin khác


Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục