Muốn ngành ô tô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn.

Mở cửa hoàn toàn

Thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào thời điểm 2030. Hiện thuế nhập khẩu ô tô từ các nước khu vực ASEAN đã giảm xuống còn 0%. Năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP) cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% sau 7-9 năm nữa. Mới đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) cũng cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% sau 9-10 nữa.

Như vậy, tới năm 2030 thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các trung tâm sản ô tô lớn trên thế giới bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Mexico và EU.

Theo dự báo của cơ quan chức năng, thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt quy mô 1 triệu xe/năm, vào thời điểm 2030. Thu nhập người dân đang ngày càng tăng và giai đoạn ô tô hóa (motorization) sẽ diễn ra sau năm 2020. Tiêu thụ xe sẽ tăng dần từ con số 300.000 chiếc/năm hiện nay lên 1 triệu chiếc/năm vào 2030.

Thị trường ô tô có tiềm năng lớn, nhưng ngành công nghiệp ô tô trong nước liệu có phát triển, đủ sức cạnh tranh với xe nhập khẩu chất lượng tốt và giá rẻ tràn vào?

Với công nghiệp ô tô trong nước, hiện có dự án lớn nhất của Tập đoàn Vingroup đầu tư nhà máy công suất 500.000 xe/năm chia làm 2 giai đoạn, đã hoàn tất giai đoạn 1, công suất 250.000 xe/năm.

Công ty Trường Hải có dự án nhà máy ô tô Mazda công suất 120.000 xe/năm, giai đoạn 1 công suất 50.000 xe/năm đã hoàn tất. Công ty Hyundai Thành Công đang theo đuổi dự án 120.000 xe/năm và có thể nâng công suất lên 240.000 xe/năm. Công ty Toyota Việt Nam, đầu tư dự án nâng công suất từ 50.000 xe hiện nay lên 100.000 xe/năm vào 2023. Ngoài ra, còn công suất của một số DN khác như Honda Việt Nam, Mitsubishi Việt Nam,... Nếu các DN thực hiện đúng kế hoạch đề ra thì tới sau năm 2020, Việt Nam sẽ có công suất khoảng 1 triệu xe ô tô con/năm, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.

So với các quốc gia trong khu vực, ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có chi phí cao hơn khoảng 20% do doanh số không cao và tỷ lệ nội địa hóa thấp. Ô tô trong nước đến nay vẫn chủ yếu nhập linh kiện về lắp ráp.

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và mở cửa thị trường ô tô, nếu vẫn chỉ quen lắp ráp thì chỉ có thể duy trì đến năm 2025. Sau thời điểm này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó mà tồn tại và thị trường bị thôn tính.

Muốn ngành ô tô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn. Liệu sau 5 năm nữa có thể đảo ngược tình thế này?

Thị trường vào tay xe nhập?

Hiện ô tô sản xuất lắp ráp trong nước mới đạt tỷ lệ nội địa hóa bình quân khoảng 7-10%. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: lốp xe, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... So với các nước trong khu vực, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam kém xa. Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65-70%, Thái Lan đạt tới 80%.

Để công nghiệp hỗ trợ phát triển với những sản phẩm có chất lượng tốt, hàm lượng công nghệ cao trong hoàn cảnh hiện nay rất khó khăn. Không nhiều nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn để tham gia chuỗi cung cấp bởi thiếu bản quyền hoặc chuyển giao công nghệ hoặc thỏa thuận cấp phép từ các nhà cung cấp chính hãng.

Đây là dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất vì có đầu tư xưởng dập thân vỏ xe và xưởng chế tạo động cơ.

Nhóm công tác về ô tô xe máy thuộc Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) cho rằng, mặc dù Chính phủ đã có một số Quyết định hoặc Nghị định để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, thực tế không có nhiều nhà cung cấp được hưởng, vì không thể giải quyết được các vấn đề. Bởi vì quy mô, sản lượng nhỏ và thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc giảm về 0%.

Còn số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, hiện chỉ có 11 mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt sản lượng lớn hơn 6.000 xe/năm.

Trong đó, cao nhất là mẫu Vios của Toyota Việt Nam đạt 27.000 chiếc/năm, tiếp đến là Grand i10 của Hyundai Thành Công đạt 22.000 chiếc/năm. Còn lại đều từ 6.000 xe-15.000 xe/năm.Trong khi đó, theo tính toán, để phát triển ngànhcông nghiệp ô tô, một mẫu xe phải đạt sản lượng 50.000 chiếc/năm, gấp đôi doanh số tiêu thụ của những mẫu xe bán chạy nhất hiện nay, thì mới có hiệu quả.

Trong số các dự án đầu tư hiện nay, Vinfast là dự án sẽ có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, vì có đầu tư xưởng dập thân vỏ xe và xưởng chế tạo động cơ. Tuy nhiên, như đã nói, để phát triển thì một mẫu xe phải đạt doanh số 50.000 xe/năm trở lên, với sản xuất động cơ cũng tương tự, phải đạt quy mô 50.000-100.000 chiếc/năm mới có hiệu quả. Nếu sản xuất ra, giá thành cao, thương hiệu mới, liệu có cạnh tranh được với xe nhập khẩu nguyên chiếc hưởng thuế 0% tràn vào?

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, để "xe nội” có doanh số tốt, cạnh tranh được với xe nhập thì phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cực mạnh mới hy vọng có kết quả.

Hơn nữa xu hướng ô tô sử dụng động cơ điện đang trở nên phổ biến, nhất là sau năm 2025. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Tại Việt Nam có một số DN mong muốn đầu tư phát triển ô tô điện, như Mitsubishi muốn đầu tư sản xuất xe điện lai xăng (PHEV), sau đó tiến đến sản xuất xe điện hoàn toàn. Vinfast cũng có ý định làm ô tô điện. Tuy nhiên, chính sách khuến khích phát triển ô tô điện của Việt Nam đến nay vẫn chưa rõ ràng và chưa đủ sức hấp dẫn, nên tất cả chưa có gì.

Trong khi đó, mới đây, Tập đoàn Toyota Nhật Bản quyết định chi 1,9 tỷ USD đầu tư sản xất ô tô điện tại Indonesia. Khi đó thì công suất sẽ tính cho cả khu vực và Việt Nam lại tiếp tục bỏ lỡ cơ hội.

Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cho rằng, muốn công nghiệp ô tô phát triển, sản phẩm làm ra cạnh tranh được với xe nhập nguyên chiếc, thì phải có giá thành thấp và chất lượng tốt. Như vậy mới bán được hàng và giúp các DN tăng quy mô. Quy mô tăng thì sẽ lôi kéo các nhà đầu tư vào sản xuất linh kiện, qua đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển. Có như vậy, ngành ô tô mới đứng vững và giữ được thị trường. Còn không thị trường sẽ thuộc về xe nhập khẩu.

TheoVietnamnet

Các tin khác


Đào tạo gắn kết văn hóa và tăng cường kỹ năng làm việc cho cán bộ quản lý ngành điện

(HBĐT) - Công ty Điện lực Hòa Bình vừa phối hợp với Công ty CP People One tổ chức chương trình đào tạo gắn kết văn hóa và tăng cường kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. 54 cán bộ quản lý tham dự khóa đào tạo là trưởng, phó các phòng chức năng, Ban giám đốc các Điện lực, đội trưởng, đội phó đội vận hành lưới cao thế thuộc Công ty Điện lực Hòa Bình.

50 tổ chức, cá nhân ký cam kết thực hiện quy định trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng

(HBĐT) - Cục QLTT tỉnh vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các quy định trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. 50 tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tham dự.

Khó khăn giải tỏa, di dời các điểm tập kết cát, sỏi dọc hai bờ sông Đà

Bài 1- Những vấn đề về quy hoạch khu tập kết cát, sỏi

(HBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 03 ngày 22/1/2019 của UBND tỉnh là Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh tập kết cát, sỏi (TKCS), vật liệu xây dựng, xây dựng các loại công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và ở bãi sông… Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có biện pháp cưỡng chế nếu các tổ chức, cá nhân không chấp hành, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu không chỉ đạo xử lý dứt điểm xong trước ngày 15/5/2019. Tuy nhiên, đến hết tháng 6, công việc giải tỏa, di dời các điểm TKCS trên địa bàn tỉnh, trong đó có các điểm tập kết dọc hai bờ sông Đà, TP Hòa Bình vẫn còn bề bộn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp (DN) chây ỳ không chấp hành chỉ đạo của UBND tỉnh.

Điều chỉnh một số hạng mục thi công thuộc công trình đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1. Đây là dự án do Sở GTVT làm chủ đầu tư, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, tổng mức đầu tư được duyệt là 250 tỷ đồng.

Tìm hướng gỡ khó giải ngân kế hoạch đầu tư công

(HBĐT) -Căn cứ các quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh đã sớm quyết định giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) nguồn NSNN năm 2019 cho các công trình dự án và thông báo đến các chủ đầu tư để triển khai thực hiện. Theo đó, tổng kế hoạch VĐTC năm nay được Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT giao cho tỉnh ta là 1.884.419 triệu đồng, trong đó, vốn trong cân đối ngân sách địa phương 852.390 triệu đồng; vốn ngân sách Trung ương (NSTƯ) 631.971 triệu đồng (không bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia); vốn CTMTQG 400.058 triệu đồng. HĐND tỉnh giao 2.470.619 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh (CĐNST) giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ là 586.200 triệu đồng.

“Chìa khóa” cho nền nông nghiệp bền vững

Phân bón hữu cơ chính là "chìa khóa”, là điều kiện cần để mở đường cho nền nông nghiệp hữu cơ phát triển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đề ra lộ trình đến năm 2020 sẽ tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ lên 15% tổng số sản phẩm phân bón, tương ứng khoảng 3.000 sản phẩm. Đồng thời, tăng lượng tiêu thụ phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp trong nước hằng năm từ một triệu tấn lên ba triệu tấn và xuất khẩu đạt 0,5 triệu tấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục