Xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan, đạt hơn 122 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để mở rộng thị trường xuất khẩu mới.

Nhiều thị trường tăng mạnh

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, việc tham gia các FTA với các cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ Việt Nam đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác.


Chế biến gỗ xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam đa số đều đạt mức tăng trưởng tốt như xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 9,68 tỷ USD, tăng 9,1%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6%; xuất khẩu sang ASEAN đạt hơn 13 tỷ USD, tăng 6,7%.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên của CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ hội nhập để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Cụ thể xuất khẩu sang Canada tăng 31%, đạt 1,81 tỷ USD; Mexico tăng 22%, đạt 1,3 tỷ USD...

Nửa năm đầu cũng ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ của khối doanh nghiệp trong nước với mức tăng cao 10,4%. Đây là mức tăng cao hơn mức tăng trưởng chung (7,1%) và cao hơn xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ tăng 5,7%), qua đó cho thấy vai trò ngày càng tích cực của khối doanh nghiệp trong nước đối với tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Việt Nam đã có 22 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, tăng 1 mặt hàng so với 6 tháng đầu năm 2018. Có tới 35/45 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018.

"Đáng chú ý là 6 tháng đầu năm bổ sung thêm 2 mặt hàng mới đạt giá trị trên 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước là rau quả và xơ, sợi dệt với kim ngạch xuất khẩu đạt lần lượt là 2,08 tỷ USD và 2,01 tỷ USD", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Nhờ sự tăng trưởng tốt của xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm vẫn duy trì đà xuất siêu, với kim ngạch xuất siêu ở mức 1,64 tỷ USD.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của nhiều nước trong khu vực tăng thấp hoặc giảm như Singapore 5 tháng năm 2019 giảm 0,88%, Thái Lan giảm 2,7%, Ấn Độ chỉ tăng 2,37%; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến phức tạp; xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng... thì có thể nói kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam là khá tích cực, nó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Song hành cùng thách thức


8 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, chiếm 68,62% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm. Đồ họa: TTXVN

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn những hạn chế như dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như biến động của giá cả thị trường thế giới, việc giá tăng các rào cản thương mại, hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

"Việc đàm phán, ký kết các FTA đã mang lại nhiều cơ hội giảm thuế, mở cửa thị trường nhưng năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của ta chưa có sự cải thiện rõ rệt để tận dụng tối đa lợi ích mang lại", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Theo ông Nguyễn Trung Tiến, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê), xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ký FTA vẫn duy trì xu hướng tăng nhưng mức độ thâm hụt cán cân thương mại cũng gia tăng do nhập khẩu từ các nước ký kết FTA có xu hướng tăng cao hơn xuất khẩu.

Điều này cho thấy, thực thi FTA vừa đem lại cơ hội là đẩy mạnh xuất khẩu, vừa đem lại thách thức là nhập khẩu tăng theo, khiến hàng hóa sản xuất trong nước phải cạnh tranh ngay trên sân nhà với hàng nhập khẩu từ thị trường FTA với giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ hậu mãi phần nhiều là tốt hơn hàng sản xuất trong nước.

"Việt Nam có thể tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan nhờ FTA đem lại. Muốn vậy, trước hết, hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng tốt các điều kiện về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ từ thị trường nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và các điều kiện về sản xuất, xuất xứ, bảo vệ môi trường của các FTA thế hệ mới như CPTPP", ông Nguyễn Trung Tiến nhận định.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 8 - 10% như Chính phủ giao, xuất khẩu 6 tháng cuối năm phải đạt bình quân 23 - 23,4 tỷ USD/tháng. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn bởi lần gần nhất xuất khẩu của Việt Nam đạt mốc 23 tỷ USD đã từ tháng 8/2018. Tình hình kinh tế, thương mại thế giới đang suy giảm như hiện nay không phải là môi trường thuận lợi để Việt Nam tăng tốc xuất khẩu.

Tuy nhiên, với những nỗ lực trong việc mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được kỳ vọng có thể hoàn thành mục tiêu đề ra.

TheoBaotintuc

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục