(HBĐT) - 10 năm hưởng ứng, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh ta đã tạo được nhiều dấu ấn riêng, là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm hàng Việt tiếp cận gần hơn đến người dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, giao thông không thuận lợi.


Phiên chợ "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa" xã Tử Nê (Tân Lạc) thu hút đông đảo người dân thăm quan, mua sắm.

Đã thành thông lệ, vào tháng 8, 9 hàng năm, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại tỉnh lại phối hợp với UBND các huyện triển khai hoạt động Chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn, vùng sâu, xa theo kế hoạch đề ra. Năm 2018, Chương trình lựa chọn thực hiện tại 5 điểm: xã Pà Cò, Noong Luông (Mai Châu), xã Phong Phú, Tử Nê (Tân Lạc), xã Dũng Phong (Cao Phong). Mỗi phiên chợ có sự tham gia của 15 doanh nghiệp với quy mô 25 gian hàng. 100% hàng hóa giới thiệu, trưng bày tại các phiên chợ có xuất xứ Việt Nam, được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường và đảm bảo chất lượng tốt.

Ở phiên chợ "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa" xã Tử Nê (Tân Lạc), chúng tôi gặp bà Bùi Thị Phin ở xóm Nen, xã Thanh Hối. Bà Phin vui vẻ cho biết: Là người dân xã lân cận, khi biết có chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn, tôi vô cùng háo hức. Tại đây, tôi cảm nhận được không khí giao lưu văn hóa, giao thương rộn rã. Sau khi thăm quan các gian hàng, tôi thấy đa phần các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng mua sắm của người dân nông thôn. Nhất là có thêm những gian hàng mang tính đặc trưng vùng miền, bán và giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm của huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, gian hàng nông sản địa phương... Về giá, bà Phin cho rằng, nếu so sánh với các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thì cùng chủng loại hàng hóa, giá cả ở đây có phần ưu đãi hơn.

Tại phiên chợ "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa" xã Noong Luông (Mai Châu), ông Ngần Văn Diển ở xóm Noong Luông chia sẻ: Có những thứ như chăn, ga, gối, đệm, xoong, chậu lúc cần thiết người dân chúng tôi phải đi cả quãng đường vòng ngược lên thị trấn Mai Châu hoặc xuôi về chợ xã Phú Cường (Tân Lạc) mới có để mua. Thật may, phiên chợ đã đưa sản phẩm hàng hóa về gần, giúp bà con nơi vùng sâu, vùng xa mua sắm hàng hóa chất lượng bền đẹp, giá cả phải chăng ngay tại xã mình.

Đã có hàng chục doanh nghiệp, nhà sản xuất đồng hành suốt nhiều năm với Chương trình như Công ty kinh doanh hàng gốm sứ thành phố Hải Phòng, Công ty TNHH Lục Nghiệp Thành (Lạc Sơn)... Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất trong và ngoài tỉnh tham gia Chương trình và cung ứng hàng hóa đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, dồi dào về số lượng, đặc biệt là phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nông thôn, vùng sâu, xa như hàng may mặc, đồ dùng gia đình, nhôm, nhựa, sành sứ, đồ dùng học tập, đồ điện - điện tử, dịch vụ viễn thông, thực phẩm công nghệ, công cụ sản xuất nông nghiệp. Nhà sản xuất cũng rất chú trọng trong việc giữ uy tín chất lượng sản phẩm, đáp ứng sự hài lòng của người tiêu dùng. Doanh thu từ việc bán hàng trong Chương trình theo báo cáo kết quả của các doanh nghiệp tham gia gian hàng tăng đều qua các năm (bình quân tăng từ 1,5 - 2 lần).

Đồng chí Chu Văn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh cho biết: Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã tổ chức 34 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa tại các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong. Trong đó, có 18 phiên chợ nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012, từ năm 2014 - 2018 với tổng kinh phí thực hiện gần 2,4 tỷ đồng. Chương trình sẽ tiếp tục được nối dài trong năm 2019 với kế hoạch tổ chức ít nhất 4 phiên chợ về vùng sâu, vùng xa. Các địa phương luôn dành sự quan tâm đến Chương trình và trở thành một trong những nội dung trọng tâm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Mặt khác, các đợt bán hàng ngày càng thu hút đông đảo người dân thăm quan, mua sắm, bước đầu tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước. Sau mỗi năm tổ chức thực hiện, chất lượng của Chương trình càng được nâng cao. Mặt khác, mỗi năm, các phiên chợ tổ chức ở cụm khác nhau, phân đều cơ hội cho mỗi vùng, đồng thời tăng sức lan tỏa của Chương trình, tuyên truyền có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Bùi Minh


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục