(HBĐT) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của nhân dân, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Lạc Thủy chuyển biến rõ nét. Nhận thức của phần lớn cán bộ, người dân về xây dựng NTM thay đổi tích cực, ý thức, trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên. Qua đó đã phát huy nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, có 3 xã đặc biệt khó khăn là: Liên Hòa, Phú Thành, Yên Bồng đạt chuẩn NTM năm 2018. Huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2020.


Cùng với xây dựng NTM, huyện tập trung nguồn lực phát triển KT-XH nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. UBND huyện phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020; tập trung định hướng tái cơ cấu trên lĩnh vực trồng trọt. Huyện đã hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung quy mô cánh đồng mẫu lớn. Vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung cơ bản hình thành với diện tích 1.146 ha; cải tạo vườn tạp 200 ha; thực hiện 3 chuỗi giá trị, trong đó có 2 chuỗi liên kết trồng ớt xuất khẩu, trồng rau an toàn với quy mô 40 ha; chuỗi chăn nuôi gà Lạc Thủy với quy mô 10.000 con; duy trì hoạt động của HTX nông sản, thực phẩm an toàn; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau an toàn, cây dược liệu theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị như: Công ty nông nghiệp sạch Lạc Thủy, Công ty TNHH ớt Việt Nam, Công ty cổ phần xanh miền Bắc, Công ty dạy nghề Sinh Lộc... Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân trên địa bàn huyện đạt 38,9 triệu đồng/ người/năm, tăng 2,5 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,98% giảm 10,42% so với năm 2011.


Huyện Lạc Thủy phát triển chuỗi chăn nuôi gà và xây dựng thương hiệu gà Lạc Thủy được người tiêu dùng đón nhận.

Để không "trễ hẹn” là huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2020, huyện Lạc Thuỷ xây dựng lộ trình cụ thể: Duy trì 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM, đưa tổng số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM đến năm 2020 là 13/13 xã. Năm 2019 phấn đấu 2 xã đạt chuẩn NTM là An Bình, Khoan Dụ. Năm 2020 có 3 xã đạt chuẩn là An Lạc, Đồng Môn, Hưng Thi; huyện đạt chuẩn NTM.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Cấp ủy, chính quyền huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt việc huy động lồng ghép các nguồn lực, đồng thời động viên sự vào cuộc tích cực của người dân và các tổ chức chính trị - xã hội. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện. Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng NTM trên cơ sở rà soát xác định mục tiêu, thứ tự ưu tiên để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Phấn đấu từng bước đạt các tiêu chí một cách bền vững, không để tình trạng nợ đọng sau khi đạt chuẩn.


Đinh Thắng


Các tin khác


Mạnh tay với giả mạo xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Hành vi giả mạo xuất xứ hàng hoá (C/O) Việt Nam sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp làm ăn chân chính và uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để phát hiện sớm các trường hợp gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hoá, nhất là một số mặt hàng trọng điểm có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn.

Đa dạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trực thuộc các bộ, sở, ban, ngành và UBND các huyện, trong đó có 23 cơ sở GDNN công lập, 9 cơ sở tư thục. Quy mô tuyển sinh của các cơ sở GDNN trung bình là 19.500 người/năm với các trình độ: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Huyện Kim Bôi nâng giá trị sản phẩm từ Chương trình OCOP

(HBĐT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ... có lợi thế của từng địa phương. Theo đó, khi thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần phát triển nông nghiệp hàng hóa từ quy mô sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị và có lợi thế ở địa phương. Đó là mục tiêu của huyện Kim Bôi trong thực hiện Chương trình OCOP.

Huyện Đà Bắc đăng ký 3 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020. Năm 2019, UBND huyện Đà Bắc đăng ký ý tưởng và lựa chọn 3 sản phẩm OCOP gồm: sản phẩm gạo J02 của HTX dịch vụ đa ngành nghề xã Mường Chiềng.

3 tỷ đồng thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm tham gia OCOP

(HBĐT) - Để đảm bảo việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019 hiệu quả và theo đúng chu trình thường niên, trong tổng số 51 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020, UBND tỉnh phê duyệt 12 sản phẩm tham gia thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm OCOP năm 2019.

Thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam vẫn thuận lợi

Liệu việc Trung Quốc mở cửa toàn diện cho các nhà đầu tư ngoại sớm hơn lịch trình dự kiến 1 năm có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục