(HBĐT) - Để sản phẩm rau, quả hữu cơ được công nhận đảm bảo chất lượng, an toàn, quá trình canh tác phải tuân thủ nguyên tắc "5 không” (không sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không dùng những chất biến đổi gen, không dùng chất kích thích sinh trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ). Rau sau khi thu hoạch được đưa vào nhà sơ chế, đóng bao bì có dán mác, tem. Người tiêu dùng có thể truy cập mã vạch để biết nguồn gốc, xuất xứ cũng như toàn bộ quy trình trồng rau quả… Việc sản xuất nông sản hữu cơ ở huyện Lương Sơn đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc.


Được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch), trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ, năm 2008, huyện Lương Sơn phối hợp triển khai dự án sản xuất rau hữu cơ tại 7 xã, thị trấn trong huyện. Đây là mô hình điểm nên vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm. Đồng chí Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Để người nông dân tiếp cận được và ứng dụng được những tiến bộ KH-KT trong sản xuất, Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân huyện đã chủ động nghiên cứu chuyển tải kiến thức KH-KT đến với người dân. Tích cực vận động các thành viên tham gia tổ, nhóm sản suất nông nghiệp hữu cơ để nhân rộng diện tích. Theo đồng chí Phùng Thị Lan, sở dĩ phải làm tốt khâu tuyên truyền, vận động người dân tham gia là bởi thời gian để chuyển giao KH-KT khá dài. Mỗi lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ kéo dài 4 tháng (thời gian từ lúc làm đất, gieo hạt cho đến khi rau, củ, quả cho thu hoạch). Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân huyện cũng chủ động thực hiện việc tạo ra sự liên kết 4 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) để thúc đẩy quá trình sản xuất.


Cơ sở sản xuất chuối Viba, thôn Tân Sơn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) áp dụng công nghệ xử lý và bảo quản chất lượng sản phẩm.

Với những nỗ lực đó, đến nay, sau hơn 10 năm triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, huyện Lương Sơn có 6 HTX và 9 tổ nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích sản xuất 33,7 ha (trong đó, sản xuất rau hữu cơ 20,2 ha), năng suất đạt từ 200-250 tạ/ha/năm, giá trị kinh tế đạt trên 350 triệu đồng/ha/năm. Hoạt động của các nhóm sản xuất khá ổn định, thường xuyên liên kết, giám sát chặt chẽ với nhau, tạo ra luồng sản phẩm phong phú có chất lượng. 3 năm liền (2014 - 2016), liên nhóm hữu cơ huyện Lương Sơn được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cấp chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Năm 2016, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã bình chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn lọt vào Top 100 "Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Tại lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất (được tổ chức vào tháng 12/2016), liên nhóm hữu cơ huyện Lương Sơn được Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tặng "Cúp vàng thương hiệu sản phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng 2016”… Những danh hiệu đó đã "chắp cánh” cho nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn vươn tới chiếm lĩnh thị trường rộng mở. Theo đó, từ nhiều năm nay, sản phẩm hữu cơ của Lương Sơn luôn có mặt trên kệ hàng thực phẩm sạch của Công ty Tâm Đạt, Vina GAP, Công ty Tràng An (Hà Nội)...

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mới bền vững, vừa đảm bảo an toàn sinh học, góp phần bảo vệ và cân bằng sinh thái môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, vừa góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người dân nông thôn, huyện Lương Sơn đã có định hướng mở rộng diện tích. Hiện, ngoài diện tích trồng rau, huyện đang chuyển đổi 13,5 ha trồng cây ăn quả theo phương pháp hữu cơ, quy hoạch phát triển trên 1.400 ha rau an toàn (trong đó, rau hữu cơ khoảng 60 ha) đểtrở thành "vành đai nông nghiệp xanh” cung cấp rau an toàn cho huyện, tỉnh, Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Lương Sơn chủ động phòng chống cháy rừng

(HBĐT) - Từ đầu tháng 4 đến nay, ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên địa bàn tỉnh ta liên tục xảy ra nắng nóng diện rộng, có những ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37 - 39 độ C, có nơi lên đến trên 41 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng tại các huyện, thành phố ở cấp nguy hiểm, có những địa phương nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm. 

Nhiều giải pháp phấn đấu thực hiện chỉ tiêu 5.000 tỷ đồng ngân sách Nhà nước vào năm 2020

(HBĐT)-UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho các sở, ngành chức năng quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý và khai thác nguồn thu, chú trọng nguồn thu từ đất, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: Đến năm 2020 đạt số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 5.000 tỷ đồng.

Sơ kết 6 tháng đầu năm và vinh danh nghệ nhân sinh vật cảnh năm 2019

(HBĐT) - Ngày 26/7, tại huyện Lương Sơn, Hội Làm vườn và Sinh vật cảnh tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và vinh danh Nghệ nhân Sinh vật cảnh tỉnh năm 2019. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội Làm vườn và Sinh vật cảnh tỉnh đã tới dự.

Xã Dũng Phong xây dựng "Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu”

(HBĐT) - Năm 2014, xã Dũng Phong (Cao Phong) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh. Để phát huy kết quả đã đạt được, với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, xã tiếp tục nâng chuẩn chất lượng các tiêu chí, hướng đến xây dựng 7/7 thôn của xã đạt tiêu chuẩn "Khu dân cư nông thôn mới (KDC NTM) kiểu mẫu và vườn mẫu".

Thành phố Hòa Bình - đơn vị đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới

(HBĐT) - TP Hòa Bình là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). 7/7 xã đều đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có 1 xã thuộc vùng hồ Hòa Bình trước đây là xã vùng đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục