(HBĐT) - Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh vừa khai giảng lớp đào tạo nghề "Trồng cây thanh long" cho 20 nông dân thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, gia đình chính sách và hộ bị thu hồi đất trên địa bàn thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy).
Diện tích cây thanh long toàn tỉnh hiện có trên 100 ha, chủ yếu là
giống thanh long ruột đỏ trồng tập trung tại các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Kỳ
Sơn. Với năng suất bình quân 20 - 25 tấn/ha, giá dao động 20.000 - 25.000
đồng/kg, thanh long mang lại lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/năm sau khi đã
trừ chi phí đầu tư. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất trên địa bàn tỉnh còn gặp
phải khó khăn như các khâu trong quá trình sản xuất của nông dân hiện chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm hoặc học hỏi lẫn nhau, mẫu mã, chất lượng quả không đồng
đều; diện tích còn manh mún, không tập trung ảnh hưởng đến việc tổ chức sản
xuất và tiêu thụ.
Khai giảng lớp đào tạo
nghề "Trồng cây thanh long" tại huyện Lạc Thủy.
Theo kế hoạch năm
2019, Chi cục Trồng trọt và BVTV tổ chức 2 lớp đào tạo nghề "Trồng cây
thanh long" tại huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, thời gian đào tạo 3 tháng/lớp.
Với phương pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp thực hành ngoài đồng ruộng, học
viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng trồng, chăm sóc, quản lý
dịch hại trên cây thanh long, ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất giúp
nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng và tích cực thực hiện mục tiêu Đề án Tái cơ cấu ngành trong
lĩnh vực trồng trọt.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 26/7, tại huyện Lương Sơn, Hội Làm vườn và Sinh vật cảnh tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và vinh danh Nghệ nhân Sinh vật cảnh tỉnh năm 2019. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội Làm vườn và Sinh vật cảnh tỉnh đã tới dự.
(HBĐT) - Năm 2014, xã Dũng Phong (Cao Phong) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh. Để phát huy kết quả đã đạt được, với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, xã tiếp tục nâng chuẩn chất lượng các tiêu chí, hướng đến xây dựng 7/7 thôn của xã đạt tiêu chuẩn "Khu dân cư nông thôn mới (KDC NTM) kiểu mẫu và vườn mẫu".
(HBĐT) - TP Hòa Bình là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). 7/7 xã đều đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có 1 xã thuộc vùng hồ Hòa Bình trước đây là xã vùng đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Nông nghiệp của huyện Yên Thủy trong những năm gần đây có chuyển biến rõ nét. Đặc biệt từ sau triển khai Đề án tái cơ cấu ngành, chương trình dồn điền, đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), sản xuất tại địa phương phát triển theo hướng bền vững, gia tăng giá trị, thu nhập của nông dân được nâng cao.
(HBĐT) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của nhân dân, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Lạc Thủy chuyển biến rõ nét. Nhận thức của phần lớn cán bộ, người dân về xây dựng NTM thay đổi tích cực, ý thức, trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên. Qua đó đã phát huy nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, có 3 xã đặc biệt khó khăn là: Liên Hòa, Phú Thành, Yên Bồng đạt chuẩn NTM năm 2018. Huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2020.
(HBĐT) - Giai đoạn 2016-2019, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (SERD)”. Dự án triển khai những hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp xã hội (DNXH) để giải quyết các vấn đề phát triển cộng đồng tại 3 huyện: Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc.