(HBĐT) - TP Hòa Bình là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). 7/7 xã đều đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có 1 xã thuộc vùng hồ Hòa Bình trước đây là xã vùng đặc biệt khó khăn.


Qua 8 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng NTM của TP Hòa Bình đã đạt được những kết quả toàn diện, nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Hệ thống giao thông, thủy lợi ở các xã được đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, sản xuất. Nhân dân được sử dụng điện an toàn. Các xã có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt yêu cầu, không còn nhà tạm, dột nát, trong đó có 91,96% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định; 98,5% cư dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy định. Đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố đạt 39 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,05%; 90,3% người dân tham gia BHYT...


Hệ thống giao thông xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình) được đầu tư đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nét nổi bật trong xây dựng NTM của TP Hòa Bình là đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo trong huy động sức dân với phương châm lấy sức dân để lo cho dân. Công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên, sâu rộng đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức, hành động của cán bộ và người dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức xây dựng NTM. 

Tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM của TP Hòa Bình đạt trên 862 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 94 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn được đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, phục vụ có hiệu quả yêu cầu về sản xuất và đời sống dân sinh. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp được đổi mới theo hướng tăng cường liên kết sản xuất hàng hoá kết hợp với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường được cải thiện, bản sắc văn hóa dân tộc giữ gìn và phát triển; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; hệ thống tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy.

Đồng chí Đỗ Việt Triều, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Xây dựng các xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ NTM đã khó, nâng cao và giữ vững các tiêu chí càng khó hơn nên TP Hòa Bình xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Do đó, thành phố đã, đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai xây dựng các mô hình "Khu dân cư NTM kiểu mẫu”. Theo đó năm 2019, thành phố xây dựng 2 xã Yên Mông, Dân Chủ đạt chuẩn NTM nâng cao; xây dựng 4 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 12 vườn kiểu mẫu.

Hải Linh


Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 25/7, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Giao lưu truyền thông xây dựng khu dân cư nông thôn mới và vườn mẫu

(HBĐT) - Tối 24/7, tại xã Hợp Thịnh, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn tổ chức đêm giao lưu truyền thông xây dựng khu dân cư nông thôn mới (NTM) và vườn mẫu giai đoạn 2018 - 2020.

Mạnh tay với giả mạo xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Hành vi giả mạo xuất xứ hàng hoá (C/O) Việt Nam sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp làm ăn chân chính và uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để phát hiện sớm các trường hợp gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hoá, nhất là một số mặt hàng trọng điểm có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn.

Đa dạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trực thuộc các bộ, sở, ban, ngành và UBND các huyện, trong đó có 23 cơ sở GDNN công lập, 9 cơ sở tư thục. Quy mô tuyển sinh của các cơ sở GDNN trung bình là 19.500 người/năm với các trình độ: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Huyện Kim Bôi nâng giá trị sản phẩm từ Chương trình OCOP

(HBĐT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ... có lợi thế của từng địa phương. Theo đó, khi thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần phát triển nông nghiệp hàng hóa từ quy mô sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị và có lợi thế ở địa phương. Đó là mục tiêu của huyện Kim Bôi trong thực hiện Chương trình OCOP.

Huyện Đà Bắc đăng ký 3 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020. Năm 2019, UBND huyện Đà Bắc đăng ký ý tưởng và lựa chọn 3 sản phẩm OCOP gồm: sản phẩm gạo J02 của HTX dịch vụ đa ngành nghề xã Mường Chiềng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục