(HBĐT) - Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) được ví như cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại của tỉnh. Nhằm cải tạo đồng ruộng, hình thành nhiều thửa ruộng diện tích lớn, thuận lợi cho việc tưới, tiêu và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, huyện Lạc Sơn thực hiện thí điểm việc DĐĐT tại 17/28 xã. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, huyện gặp khó khăn cần tháo gỡ.
Người
dân xóm Át, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) thực hiện dồn điền, đổi thửa trồng bí xanh đem
lại giá trị kinh tế cao.
Theo thống kê, tổng
diện tích đất lúa của huyện Lạc Sơn là 5.356 ha với 207.864 thửa. Diện
tích đã DĐĐT 129,85 ha (17/28 xã có diện tích đất lúa thực hiện
DĐĐT).Tổng diện tích đất màu 1.049 ha với 18.429 thửa. Diện
tích đã dồn đổi 34,6 ha (8 xã thực hiện dồn đổi đất trồng màu).Đến nay,
có 11/28 xã chưa có diện tích đất DĐĐT gồm: Ân Nghĩa, Bình Chân, Bình Hẻm, Định
Cư, Văn Sơn, Chí Thiện, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Quý Hòa, Miền Đồi.
Năm 2018, khi bắt đầu
thực hiện, 28/28 xã đã thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT. Với sự giúp đỡ, hướng
dẫn của các cấp và cơ chế, chính sách hỗ trợ trong công tác DĐĐT, một số địa
phương chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất theo hướng hàng
hóa nên người dân nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều địa phương chủ yếu là
ruộng bậc thang, việc dồn điền khó thực hiện, mới triển khai việc đổi
thửa giữa các hộ với nhau. Mặt khác, với đặc điểm phân hạng nhiều loại
đất, hệ thống thủy lợi tưới, tiêu không đồng bộ, hệ thống giao thông nội đồng
đi lại khó khăn gây trở ngại cho công tác DĐĐT. Một bộ phận nông
dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác DĐĐT, sản xuất còn manh mún, mạnh ai
người đấy làm. Kinh phí dành cho công tác DĐĐT chưa bố trí được,phụ thuộc
vào hỗ trợ từ ngân sách cấp trên...
Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc
Sơn cho biết: Để
từng bước tháo gỡ khó khăn trong thực hiện DĐĐT, trước hết, các địa phương cần
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm cải thiện tư duy để người dân nhận
thức đúng, đầy đủ, từ đó hiểu rõ sự cần thiết, hiệu quả và lợi ích lâu dài của
việc DĐĐT, tích cực tham gia thực hiện. Chính quyền địa phương các cấp cần vào
cuộc quyết liệt hơn trong triển khai;xây dựng phương án DĐĐT cụ thể,
đảm bảo quy trình,nguyên tắc dân chủ, công khai, tự nguyện đúng theo chỉ
đạo, hướng dẫn của tỉnh, phù hợp với điều kiện,đặc điểm, thế mạnh của mỗi
địa phương.Cùng với đó, thúc đẩy tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông
nghiệp tạo quỹ đất lớn thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới, trang trại,
gia trại đầu tư, mở rộng sản xuất.Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện quy
hoạch, nâng cao diện tích, từ đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung,
cùng trà, cùng giống, cùng quy trình kỹ thuật... gắn với thực hiện liên kết sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng việc tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút doanh
nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi thông
qua việc thu hồi, bàn giao, chuyển quỹ đất sử dụng kém hiệu quả của các công ty
lâm nghiệp, doanh nghiệp, quỹ đất do cấp xã quản lý và của các tổ chức khác đảm
bảo điều kiện thuận lợi phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
Trong thời gian tới, huyện
Lạc Sơn chỉ đạo các xã tiếp tục quy hoạch các khu cánh đồng để thực hiện phương
án DĐĐT theo 3 hình thức:
DĐĐT áp dụng trên những diện tích tương đối bằng phẳng, có khả năng cải
tạo mặt bằng; dồn điền nhưng không đổi thửa: các hộ dân có ruộng trong cùng một
xứ đồng, cùng đặc điểm đất đai, đồng thuận phá bỏ các bờ thửa phân chia các
thửa ruộng nhỏ thành những thửa ruộng lớn thuận lợi để cơ giới hóa. Hình
thức này cũng rất phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để
sản xuất theo hợp đồng liên kết sản xuất,tiêu thụ sản phẩm; đổi
thửa nhưng không dồn điền: hình thức này phù hợp trên chân ruộng bậc thang, đất
bưa bãi, khó có thể cải tạo mặt bằng. Mục đích là đưa các thửa ruộng của cùng
một hộ về cùng một địa điểm để thuận lợi hơn trong canh tác cho mỗi hộ. Dự
kiến, kinh phí cho công tác DĐĐT trung bình là 5 triệu đồng/ha, trong đó 3,5
triệu đồng cho công tác đo đạc,1,5 triệu đồng để cấp lại quyền sử dụng
đất.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 14/8, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của tỉnh đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Đà Bắc thẩm định 2 xã Hiền Lương và Hào Lý đạt chuẩn NTM năm 2019.
(HBĐT) - Qua khảo sát hiện nay, hầu hết các vườn cam trên địa bàn huyện Cao Phong xảy ra hiện tượng quả nứt vỏ. Theo dự báo, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa mưa năm 2019, thời tiết diễn biến phức tạp, có thể mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh nứt vỏ phát triển và lan rộng. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ chăm sóc không phù hợp, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăm sóc, giữ quả.
(HBĐT) - Ngày 14/8, tại thành phố Hòa Bình, Sở Công Thương Hà Nam và Sở Công Thương Hòa Bình đã tổ chức Chương trình ký kết hợp tác phát triển trong lĩnh vực Công thương giai đoạn 2019-2020. Chương trình diễn ra sau Kết luận buổi làm việc giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình và Ban Thương vụ Tỉnh ủy Hà Nam vào tháng 4/2019.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, nhà chị Nguyễn Thị Hưởng, tổ 9, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) trồng 2 sào Thiên ưu 8. Đây vốn là giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn và có nguy cơ tái nhiễm cao trong vụ này nên ngay sau khi cấy xong, lúa vào giai đoạn hồi xanh – đẻ nhánh là chị đã phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện khả năng phát sinh bệnh. Nếu có, sẽ tiến hành phun thuốc ngay để chủ động phòng trừ. Chị Hưởng cho biết: Khu ruộng này của nhà chị đã trồng giống Thiên ưu 8 vụ xuân vừa qua và bị nhiễm bệnh đạo ôn thời kỳ cây lúa đẻ nhánh rộ. Khi đó, nhờ áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng trừ nên khả năng gây hại của bệnh đã được khống chế. Vì thế, chị tự tin tiếp tục lựa chọn giống Thiên ưu 8 để trồng vụ này và sẽ chủ động các biện pháp trừ bệnh đạo ôn ngay từ đầu vụ. Nếu phát hiện thấy sự xuất hiện của loài sâu bệnh này, chị Hưởng sẽ sử dụng các thuốc đặc trị để xử lý ngay các ổ bệnh mới phát sinh. Sau đó, khi lúa bắt đầu trỗ, sẽ tiến hành phun phòng đạo ôn cổ bông để kiểm soát khả năng gây hại đối với năng suất, chất lượng cây lúa.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, TP Hòa Bình thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, đa dạng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, sau 10 năm (giai đoạn 2011-2020) triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn.